Động thái cam kết của Biden hôm 27/1 là lời trấn an của Mỹ dành cho đồng minh châu Á bởi trước đó, khi cựu tổng thống Donald Trump còn đương nhiệm, các đồng minh châu Á thường đặt câu hỏi liệu Washington có giữ lời hứa bảo vệ họ trong trường h🐷ợp bị tấn công ha꧙y không.
Trump từng tuyên bố cân nhắc rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có hơn 20.000 binh lính Mỹ đang đồn trú để ngăn chặn bất kỳ hành động quâ𓂃n sự nào của Triều Tiên.
Biden và Suga đều kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước từ khi Biden nhậm chức tuần trước. Hai bên ♛thảo luận về "cam 🌸kết kiên định của Washington trong việc bảo vệ Nhật Bản theo Điều 5 của Hiệp ước an ninh giữa hai nước", theo Nhà Trắng.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết cam kết của Mỹ "bao gồm cả quần đảo Senkaku", khu🧸 vực cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền (Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Hai lãnh đạo cũng "thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm Trung Quốc và Triều ཧTiên. Họ cùng nhau khẳng định sự cần thiết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên".
Suga đồng ý tới thăm Mỹ trong thời gian sớm nhất. Sau cuộc gọi, ông nói với các phóng viên ở Nhật Bản rằng chuyến đi sẽ được lên kế hoạch "trong lúc vẫn theo dõi thêm tình hình Covid-19🌊". Hãng thông tấn Jiji cho hay hai lãnh đạo không bàn bạc về Thế vận hội Olympic Tokyo vốn bị trì hoãn sang năm nay và c♐ó thể bị đe dọa một lần nữa bởi Covid-19.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 27/1 cũng điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, nhấn mạnh cam kết của Biden là "tăng cường tư𒁃ơng tác với thế giới", theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Việc Mỹ nhắc trực tiếp tới Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo không có người ở là điểm nóng suốt nhiều thập kỷ, có thể sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Trong khi Biden đang lật 🍸ngược nhiều chính sách của Trump, nhóm của ông cam kết tiếp tục một số chính sách ngoại giao của cựu tổng thống, bao gồm duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Biden từng có nhiều năm làm việc trong ủy ban đối ngoại Thượng viện. Ông đã đi khắp thế giới để gặp gỡ các lãnh đạo nước ngoài, trướꦅc khi làm phó tổng thống cho Obama, người thúc đẩy Mỹ như một "cường quốc Thái Bình Dương".
Trong thời gian đương nhiệm, Trump đã làm các đồng minh châu Á "đứng ngồi kh✨ông yên" khi gây chiến thương mại với Tꦍrung Quốc, xúc tiến ngoại giao với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và công khai khả năng rút quân khỏi khu vực.
Thủ tướng Nhật ✤đã nói chuyện với Biden hồi tháng 11/2020 sau bầu cử Mỹ, cảnh báo rằng tình hình an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương♌ đang "ngày càng nghiêm trọng".
Hồng Hạnh (Theo AFP)