"Thông tin quan trọng về nguồn gốc của đại dịch đang tồn tại ở Trung Quốc, song ngay từ đầu các quan chức nước này nỗ lực ngăn cản điều tra viên và thành viên của cộng đồng y tế công cộng toàn cầu tiếp cận nó", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong tuyên bố ngày 27/8.
"Trung Quốc vẫn tiếp tục từ chối lời kêu gọi minh bạch và tiếp tục g🧔iữ kín thông tin, ngay cả khi số ca nhiễm và tử vong trong đại dị꧟ch tiếp tục tăng", thông cáo có đoạn.
Tuy nhiên, Mỹ không tin các quan chức Trung Quốc biết trước về nCoV trước đợt bùng phát đầu tiên của Covid-19. Đại dịch đã khiến 216.043.700 người nhiễm nCoV và 4.492.838 người tử vong, tăng lần lượt 685.986 và 9.696 so với hôm trước, theo trang thống kê thời gian thự🤪c Worldometers.
Tình báo Mỹ loại trừ khả năng nCoV được phát triển làm vũ khí sinh học, phần lớn các cơ quan đều đưa ra "đánh giá với độ tin cậy thấp" rằng virus không🏅 được biến đổi gen.
Tuy﷽ nhiên, cộng đồng tình báo Mỹ vẫn chia rẽ về nguồn gốc của đại dịch, trong đó 4 cơ quan ủng hộ giả thuyết virus lây sang người khi tiếp xúc với động vật, một cơ quan cho rằng virus lọt khỏi phòng thí nghiệm và ba cơ quan chưa ra kết luận.
"Quan điểm phân tích khác nhau chủ yếu xuất phát từ khác biệt trong cách các cơ quan tình báo cân nhắc các báo cáo và ấn phẩm khoa học, cũng như khoảng cách giữa năng lực tình báo và k🍌hoa học", tóm tắt báo cáo được công bố ngày 27/8 của cộng đồng tình báo Mỹ cho biết.
Cộng đồng tình báo Mỹ và các nhà khoa học trên thế giới thiếu mẫu lâm sàng lẫn dữ liệu dịch tễ học từ các ca nhiễm nCoV đầu tiên, báꦇo cáo này cho biết.
Mỹ công bố báo🧜 cáo tình báo về nguồn gốc Covid-19 trong bối cảnh nước này ghi nhận 39.523.850 ca nhiễm và 653.315 ca tử vong, tăng lần lượt 173.819 và 1.232 ca.
Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với đồng minh để hối thúc Trung Quốc chia sẻ thêm thông tin và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). "Chúng ta phải có hiểu biết đầy đủ và minh bạc💖h về thảm kịch toàn cầu, không thể chấp nhận được điều gì khác", Biden nói.
Nga, vùng 🌄dịch lớn thứ 4 thế giới, báo cáo thêm 19.509 ca nhiễm và 798 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 6.844.049 và 180.041. Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) cho biết nước này ghi nhận hơn 50.421 ca tử vong do nCoV trong tháng 7, cao hơn hai lần con số 23.349 tro♚ng thống kê của chính phủ.
Khác biệt giữa các số liệu do thống kꦅê của chính phủ Nga chỉ tính các ca tử vong với nCoV là nguyên nhân chính sau khi khám nghiệm tử thi. Trong khi đó, Rosstat sử dụng định nghĩa rộng hơn cho các ca𒅌 tử vong liên quan đến virus này.
Nga hứng đợt bùng phát liên quan đến biến chủng Delta từ hồi tháng 6. Giới chức Nga cũng phải đối phó tình trạng một bộ phận người dân nghi ngờ vaccine, khiến chương trình tiêm chủng trì trệ. Moskva, tâm dịch của đợt bùng phát này, cùng nhiều địa phương khá♕c đưa ra các biện pháp bắt buộc và khuyến khích tiêm vaccine Covid-19 với một số nh𒁃óm cư dân.
Đan Mạch ghi nhận 342.474 ca nhiễm và 2.576 ca t𒉰ử vong, tăng 925 và 3 ca trong 24 giờ qua. Giới chức Đan Mạch hôm 27/8 thông báo sẽ dỡ mọi hạn chế ngăn nCoV lây lan vào ngày 10/9, khi đại dịch không còn gây ra mối đe dọa xã hội, sau khi hơn 70% dân Đan Mạch tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19.
Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke nhấn mạnh đại dịch chưa kết thúc, ༺khẳng định chính phủ nước này sẽ không ngần ngại hành động nhanh chóng "nếu đại dịch một lần nữܫa đe dọa các hoạt động thiết yếu của xã hội".
Đan Mạch là một trong các quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ phong tỏa một phần hồi tháng 3/2020, đóng cửa các trường học cùng cơ sở♍ kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu. Các biện pháp ngăn nCoV lây l꧙an của Đan Mạch được nới lỏng và siết lại nhiều lần trong suốt đại dịch.
Đan Mạch hồi tháng 4 giới thiệu giấy thông hành cho🦩 phép người sở hữu được tới nhà hàng, rạp chiếu phim, phòng tập gym và tiệm làm tóc. Một số nơi như bảo tàng ngừng yêu cầu xuất trình giấy thông hành từ 1/8, một số nơi khác sẽ áp dụng chính sách này vào 1/9. Đan Mạch không bắt buộc dân chúng đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng từ 14/8.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)