Biến chủng Delta Plus cò🅠n được gọi là biến chủng Nepal khi giới khoa học lần đầu phát hiện ở 13 người du lịch từ Nepal tới Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa rõ Nepal có phải là nơi đầu tiên xuất hiện biến chủng này không.
Biến chủng Delta Plus chính là biến chủng Delta có thêm một đột biến bổ sung được gọi là K417N. Delta Plus chia thành ít nhất hai nhóm, gọi là Delta-AY.1 và Delta AY.2. Theo các nhà khoaౠ học Anh, Delta AY.1 dườn🦋g như phổ biến nhất.
Cơ quan Y tế Anh coi cả ba biến chủng đều đáng lo ngại, bao gồm Delta gốc phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, cũng như Delta-AY.1 và Delta AY.2. Chúng có thể gây rủi ro cao hơn so với virus gốc, như dễ lây lan hơn, kháng vaccine hoặc giảm miễn dịch ở người đã t🉐ừng nhiễm nCoV.
Tính đến 18/6, Cơ quan Y tế Anh xác địౠnh 36 ca nhiễm Delta Plus vꦍà hai trong số này có thể đã nhiễm Delta AY.1 ở Anh. Giới chức nước này chưa phát hiện ca nhiễm AY.2.
Đột biến K417N cũng được phát hiện trong biến chủng Beta xuất 💛hiện đầu tiên ở Nam Phi. Nó nằm trong protein đột biến của virus, giúp giải thích lý do biến chủng Beta kháng vaccine một phần.
Hiện tại, vaccine dường như vẫn hiệu quả trước biến chủng Delta, đặc biệt ở người tiêm đủ hai mũi. Tuy nhi🌳ên, giới chức y tế Anh lo ngại đột biến mới của virus có thể làm giảm khả năng bảo vệ củ൩a vaccine, hoặc giảm khả năng miễn dịch có được từ việc từng nhiễm nCoV chủng cũ.
Hồng Hạnh (Theo Guardian)