Ngày 24/10, bác sĩ Hà Thị Hằng, Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, cho biết chỉ số đường máu của bé tăng rất cao lên 34,7 mmol/L, ở người bình thường là 7,8 mmol/l. Các chỉ số khác tăng🌳 cao bất thường. Ngoài ra, trẻ thường xuyên mệt mỏi, sụt 10 kg không rõ nguyên nh🦩ân trong một tháng trước nhập viện.
Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường type 1. Nhiễm toan c🐈eton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hóa prot🅠id, lipid và carbohydrate.
C♚ác bác sĩ đặt catheter bù dịch, điện giải, duy trì insulin nhanh để kiểm soát đường huyết và điều chỉnh toan ceton.
Đái tháo đường type một chiếm khoảng 5-10% số người bệnh đái tháo đường nói chung, trong đó 95% trường hợp nguyên nhân là do cơ chế tự miễn và 5% không rõ nguyên nhân. Một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus coxsackie, rubella, cytomegalo... Một số em bé có chế độ ăn tiếp xúc sớm với sữa bò cũng liên quan tới việc khởi phát bện🌞h.
Các triệu chứng thưཧờng gặp là khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm ở trẻ chưa bị trước đây. Khi người bệnh kèm đau bụng, nôn, rối loạn ý thức, thở nhanh sâu, hơi thở có mùi trái cây chín (táo chín...), cần đến bệnh viện điều trị.
Để điều trị, người bệnh bắt buộc sử dụng insulin, điều chỉnh chế độ ăn🎃 và sinh hoạt phù hợp, hoạt động thể lực vừa phải. Ở trẻ em, ngoài kiểm soát đường huyết phải đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và phát triển bình thường. Theo dõi đường huyết tối thiểu 4 lần/ngày để điều chỉnh liều lượng insulin dựa theo đường máu. Phụ huynh khi có con bị bệnh lý đái tháo đường cần tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ theo hẹn để tránh các biến chứng nặng.
Thùy An