Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Thu Phượng, bà mẹ một con đang sống cùng chồng tại TP HCM, về biến cố khiến vợ chồng chị thay đổi lối sống chỉ biết hưởng thụ:
Vợ chồng tôi đều 29 tuổi, đang sống ở Gò Vấp, TP HCM. C🔯hồng tôi đi du học về, làm cho công ty nước ngoài, lương gần 30 triệu. Tôi làm trong công ty tổ chức sự kiện, thu nhập cũng hơn 10 triệu đồng. Dù vậy, sau gần hai năm cưới nhau, chúng tôi không những không để ra được đồng nào mà còn tiêu hết vào số tiền đã tiết kiệm. Mặc dù nhiều lúc cũng lo lắng về mức tiêu xài không phanh của mình, chúng tôi chỉ thực sự bừng tỉnh và thay đổi sau khi sinh con đầu lòng cách đây 5 t🌃háng.
Cả hai vợ chồng tôi đều ไcon nhà khá giả, trước đây hồi độc thân thì ở cùng bố mẹ, không𝕴 phải lo bất cứ khoản gì, lương làm ra thích gì mua nấy hoặc dành cho giải trí, du lịch hết.
Sau khi kết hôn cuối năm 2015, vợ chồng tôi thuê một căn hộ 7 triệu đồng ở riêng vì muốn có cuộc sống thoải mái. Chồng tôi rất chiều vợ, phóng khoáng và quan niệm cuộc sống là phải tận hưở๊ng. Tôi được nhiều bạn bè ghen tỵ nhưng cũng chính vì điều này mà cuộc sống hiện tạꦕi của chúng tôi đang khó khăn.
Khi còn son, chúng tôi í𒀰t nấu nướng mà chủ yếu đi ăn hàng vì một là hai vợ chồng đi làm về muộn, hai là tôi nấu không ngon lắm. Những món lạ, mới xuất hiện, quán ngon, đẹp ở đâu... chúng tôi đều biết. Chồng tôi nói rằng khi còn trẻ thì để tiền phục vụ mình vì sau này già rồi, muốn🎀 thưởng thức cũng không còn sức lực hoặc chẳng hứng thú nữa.
Không chỉ chiều vợ, với bạn bè, anh cũng rất thoáng tay nên chuyện rủ nhóm bạn ăn uống, đi bar, sinh nhật... là việc thường xuyên. Quà cáp cho gia đình hai bên, các cháu, 🍸chúng tôi cũng rất rộng tay.
Khoản tốn kém nhất của hai vợ chồng là đi du lịch, mỗꦗi năm tốn vài chục triệu là ít.
Về mua sắm, vợ chồng tôi hay mua hàng hãng nước ngoài qua dịch vụ đặt đồ của bạn bè hoặc sắm tại các trung tâm thương mại, ít là vài trăm một món, nhiều có khi vài triệu. Cả hai đều thích trang tr🔯í nhà nên cũng tốn kém mua đồ đạc, sửa sang nội thất và ít nhất 3 lần, tôi đã pಞhải rút tiền tiết kiệm ra chi dùng.
Sau một năm sống kiểu này, tôi bắ🔯t đầu cảm thấy lo lắng và 🎃bàn với chồng nên cố gắng cắt bớt một số khoản để dành dụm vì cả hai có kế hoạch sắp sinh con. Nhưng anh tính nào vẫn tật đó. Thậm chí nếu tôi cố bắt anh khi có lương phải đưa tiền thì hai vợ chồng dễ cãi nhau rồi chiến tranh lạnh.
Chỉ tới khi tôi xảy ra biến chứng, anh mới thực sự nhận thức được vấn đề. Trước đó, khi mang bầu, chúng tôi vẫn ung dung vì yên tâm rằng tiền thai sản, sinh đẻ đã có bảo hiểm, quần áo, đồ d🦋ùng cho bé thì ông bà, cô bác hai bên đã tặng rất nhiều. Thế nhưng, chúng tôi không thể ngờ tới khi thai 30 tuần thì tôi bị đau bụng dữ dội, phải nh🐓ập viện. Bác sĩ nói tôi bị tiền sản giật, dọa sinh non. Tôi được tiêm thuốc trưởng thành phổi để hỗ trợ cho thai nhi trong bụng và cố giữ thai càng lâu càng tốt.
Tôi nằm viện hơn chục ngày thì phải mổ lấy thai. Em bé sinh non được tiếp tục chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Việc sử dụng dịch vụ, thuốc men tốt nhất cũng khiến vợ chồng tôi mất hàng trăm triệu. Dù vậy, cũng may mắn là con tôi đã dần ổn định và phát triển bình thườngꦗ.
Sau khi con được ra viện, chúng tôi lại tốn thêm khoản tiền nuôi giúp việc hỗ trợ vì con cần được chăm cầu kỳ, trong khi sức khỏe tôi không tốt lắm. Em bé sinh non sức khỏe kém🤡, lại thường xuyên phải đi khám nên hai vợ chồng vừa căng thẳng vì lo cho con, vừa vã mồ hôi về tiền. Đến lúc đó, chúng tôi đã dùng hết sạch ❀500 triệu tiền tiết kiệm (thực chất là khoản được hai bên gia đình cho hồi cưới và chút tiền để dành được thời độc thân) 🧜và đã bắt đầu phải vay mượn thêm.
Quả thật, tới lúc này, tôi rất hối hận vì đã không hề biết vun vén, dành dụm khi thu nhập còn cao. Chồng không nói gì nhưng tôi c🙈ảm nhận anh đang chịu áp lực rất lớn. Cuộc sống hiện tại của chúng tôi vẫn xoay xở được do có hai bên nội ngoại trợ giúp. Nhưng chúng tôi tự thấy xấu hổ bởi 𝓰hai đứa đều mang tiếng lương cao, thông minh sáng láng nhưng tới giờ, khi mới sinh một đứa con đã không thể tự nuôi nổi.
Hai vợ chồng tôi đã ngồi lại nói chuyện v꧑ề việc phải thay đổi lối sống. Con chúng tôi có cả chặng đường dài phía trước cần được chăm chút. Chúng tôi cũng không thể mãi dựa dẫm vào bố mẹ. Cả hai phải thắt chặt chi tiêu hơn nữa, có ngân sách rõ ràng cho mỗi khoản và dù thế nào hằng tháng cũng phải để ra một món vào tài khoản tiết kiệm.
Dù không muốn chút nào, chúng tôi đã quyết định trả lại nhà thuê, trở về sống chung với bố mẹ chồng một thời gian để bớt chi phí sinh hoạt. Ở đó, bà nội cũng có thể hỗ trợ người giúp việc chăm bé để tôi yên tâmꦑ quay trở lại công việc vào thời gian tới.
Ở thời khắc cận kề với cái chết khi phải nhập viện và lúc hồi hộp từng ngày ngắm con trong lồng kính, tôi đ▨ã hiểu rằng, ý nghĩa cuộc đời mình không nằm ở những bữa ngon sang chảnh hay bộ đồ hàng hiệu, chuyến đi ai cũng ao ước... Tôi có thể hy sinh tất cả những thứ đó để được nhìn con lớn lên khỏe mạnh và có nền móng tốt bước vào cuộc đời vốn không ph꧂ải lúc nào cũng như mình mong muốn.
Thu Phượng
Theo các chuyên gia v🅰ề tài chính, dù có thu nhập và điều kiện kinh tế thế nào, bạn luôn phải để dành một khoản gọi là Quỹ khẩn cấp. Đây𝐆 là khoản tiền dự phòng cho các sự cố chưa lường trước như bị tai nạn, mất việc... Nó chính là quỹ bình ổn tài chính, mạng lưới an toàn và là tấm vé tự do cho bạn. Quỹ khẩn cấp nên là khoản tiền lớn gấp 3-9 lần thu nhập mỗi tháng của bạn. Hãy tích lũy dần dần mỗi tháng và cần kỷ luật với bản thân để không sử dụng quỹ này cho c♔ác mục đích khác như mua sắm, tiêu dùng... |