Dép tông 🅰được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhưng giống như các loại rác thải nhựa khác, chúng đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tại Kenya, quốc gia ở Đông Phi, những đôi tông cũ nát được tìm thấy trên khắp các bãi biển. Chúng có thể bắt nguồn từ châu Á hoặc xa xôi hơn, sau đó trô﷽i dạt đến đây qua các đại dương.
Cuộc khủng hoảng môi trường có thể nhìn thấy rõ ràng ở Kilifi, một thị trấn trên bờ biển Kenya, cách thành phố Mombasa 56 km về phí𒐪a đông bắc, nơi nổi tiếng với những bãi biển cát trắng hoang sơ.
Lillian Mulupi từ công ty tái chế Ocean Sole, người thường 𓆏xuyên tổ chức các hoạt động dọn dẹp dọc bờ biển Kenya với sự tham gia của khoảng 150 tình nguyện viên, cho biết họ có thể thu thập vài tấn rác thải nhựa từ dép tông, chai nước, bàn chải đánh răng, đến ꦐgiấy gói kẹo... trên một bãi biển dài 2 km chỉ trong một giờ đồng hồ.
"Rác đến từ tận Ấn Độ và Philippines. Đôi khi chúng tôi bị sốc", Mulupi nói với AFP.
Sau khi thu gom, rác được phân loại trước khi đóng gói vào những bao tải căng phồng. Trong khi nhựa cứng và PET được bán cho các cơ sở tái chế, những bao dép tông được chính Ocean Sole thu mua lại và🅷 gửi đến một nhà xưởng ở thủ đô Nairobi của Kenya.
Tại đây, chúng được làm sạch và dán lại với nhau thành những tấm ghép nhiều màu. Sau đó, hàng chục nghệ nhân - hầu h༺ết là những người từng làm nghề gỗ - đã 🔯khéo léo gọt đẽo những tấm này thành các tác phẩm nghệ thuật sống động, như mô hình động vật thu nhỏ hoặc tranh treo tường, để bán. Hầu hết được xuất khẩu ra nước ngoài. Những mảnh vụn dư thừa cũng được tận dụng để làm chất độn cho gối, đệm và thậm chí là thảm cho chó nằm.
"Chúng tôi có thể làm nên những kiệt tác từ khoảng 2.000 chiếc dép tông bỏ đi", giám sát sản🌄 xuất Jonathan Lenato của Ocean Sole nhấn mạnh.
Dép tông không chỉ trôi dạt đến Kenya từ biển mà còn bắt nguồn từ các con sông và൲ kênh đào tại khu ổ chuột ở Nai💝robi, một trong những thành phố phát triển nhanh nhất châu Phi.
🍸"Chúng tôi nhận được khoảng 1,2 tấn mỗi tu🧸ần. Hãy nhân lên với một tháng, rồi một năm... Đó là rất nhiều dép tông!", Lenato nói thêm.
Ocean Sole cho biết họ có thể tái chế từ 750.000 đến một triệu dép tông mỗi năm☂ và đã tạo ra khoảng 100 công việc toàn thời gian. Tuy nhiên, con số đó chưa thấm vào đâu so với ước tính khoảng 19 đến 23 tr🌠iệu tấn nhựa xả ra các tuyến đường thủy trên thế giới mỗi năm. Rác thải nhựa dự kiến còn tăng mạnh trong những thập kỷ tới nếu con người không hành động.
Đoàn Dương (Theo AFP)