Chris Murray, chuyên gia về dịch bệnh của Đại học Washington, là người đứng sau những mô hình dự báo diễn biến đại d♎ịch được thế giới tin tưởng. Gần đây, ông bày tỏ hy vọng miễn dịch tự nhiên và vaccine sẽ giúp nhân loại đạt miễn dịch cộng đồng và đẩy lùi Covid-19. Tuy nhiên, vào tháng 2/2020, dữ liệu từ thử nghiệm vaccine ở Nam Phi cho thấy biến thể virus mới 🅘không chỉ làm giảm tác dụng vaccine mà còn khiến nhiều người tái nhiễm.
"Tôi đã không thể ngủ được sau khi nhìn các số liệu ấy", ông Murra🤡y kể lại. Hiện tại, ông v𒊎ẫn cập nhật hệ thống để lý giải khả năng né tránh hệ miễn dịch của virus và sẽ đưa ra dự báo mới trong thời gian sớm.
18 chuyên gia đang theo dõi và tìm cách﷽ kìm hãm dịch bệnh, cho rằng vaccine hiệu quả cao đem đến một tia hy vọng. Tháng 11/2020, các hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech cũng như Moderna thông báo vaccine của họ có hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 khoảng 95%, cao hơn nhiều so với bất kỳ vaccine cúm nào. Trước thông tin này, một số 🌊nhà khoa học cho biết không kỳ vọng vaccine có thể ngăn được virus. Ngược lại, nhiều người nói hy vọng đại dịch sẽ kết thúc nếu thế giới triển khai vaccine đủ nhanh. Azra Ghani, trưởng khoa dịch tễ học, Đại học Hoàng gia London, kể lại: "Tất cả chúng tôi đều thấy khá lạc quan trước Giáng sinh vì những sản phẩm đó. Chúng có hiệu quả cao dù là thế hệ vaccine đầu tiên".
Tuy 💫nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Vào cuối tháng 12/2020, Anh đưa ra cảnh báo về một biến thể nCoV mới, dễ lây truyền hơn và đang nhanh chóng phổ biến tro🌸ng nước. Cũng trong khoảng thời gian đó, các nhà nghiên cứu biết đến tác động của các biến thể ở Nam Phi và ở Brazil.
Hồi tháng 11/2020, Phil Dormitzer, một nhà khoa học hàng đầu tại Pfizer, coi vaccine Covid-19 là "một bước đột phá của nh🅘ân loại". Nhưng vào đầu tháng 1, ông thừa nhận các biến thể nCoV đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến chống dịch. Các công ty dược phẩm sẽ phải liên tục theo dõi các đột biến có thể làm giảm tác dụng của vaccine.
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, các chuyên gꦿia khuyến cáo người dân tiếp tục chấp hành các biện pháp như đeo khẩu trang và tránh nơ♎i đông người. Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden, cho biết ông vẫn đeo khẩu trang dù đã tiêm phòng.
Ngay từ đầu, nCoV đã là mục💙 tiêu khó tiêu diệt. Vào buổi đầu đại dịch, các nhà khoa học hàng đầu, bao gồm cả tiến sĩ Michael Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, cảnh báꦚo "nCoV có thể không bao giờ biến mất".
Murray cho biết nếu biến thể Nam Phi hoặc các biến thể tương tự tiếp tục lây lan nhanh chóng, số ca nhập viện hoặc tử vong do Covid-19 tại Mỹ trong mùa đông tới có thể cao gấp 4 lần so với số người nhập viện hoặc chết do bệnh cúm. Ước tính này đặt 🔯trong bối cảnh giả định khi một nửa dân số Mỹ được tiêm phòng vaccine có hiệ𒆙u quả 65%.
Dự báo hiện tại của ông tính đến ngày 1/6 cho biết sẽ có thêm 62.000 ca tử vong ở Mỹ và 690.000 ca chết trên toàn cầu do mắc Covid-19. Mô hình bao gồm các tính toán về tỷ lệ t🍬iêm chủng cũng như khả năng lâ🗹y lan của các biến thể Nam Phi và Brazil.
Thay đổi trong c🌳ách nhìn nhận của giới khoa học khiến các chính phủ cũng thận trọng hơn. Anh mới đây thông báo sẽ dỡ bỏ phong tỏa một cách chậm rãi, dù là một trong những nước có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất.
Dự đoán của Mỹ về thời hạn cuộc sống trở về bình thường liên tục bị lùi lại, từ cuối mùa hè thành Giáng sinh, rồi tháng 3/2022. Israel cấp thẻ xanh cho những người đã khỏi Covid-19 hoặc đã tiêm phòng, cho phép họ trở lại khách sạn hoặc rạp hát. Tuy nhiಞên, thẻ này chỉ có hiệu lực trong 6 tháng vì không rõ miễn dịch sẽ kéo dài trong bao lâu.
Một số nhà khoa học, bao gồm Murray, thừa nhận tương lai vẫn có nhiều triển vọng. Các loại vaccine mới được phát triển với tốc độ nhanh kỷ lục, dường như vẫn giúp ngăn chặn nguy cơ nhập viện và tử vong, ngay cả khi người bệnh nhiễm biến thể mới. Nhiều nhà sản xuất đang nghiên cứu các mũi tiêm nhắc lại và các loại vaccine mới có hiệu quả cao chống lại các 🐼biến thể. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về khả năng kháng virus của hệ thống miễn dịch.
Mai Dung (Theo Reuters)