Cuộc biểu tình trước ngân hàng New Kabul Bank có sự tham gia của cả các công c📖hức, những người muốn đòi tiền lương vì đã không được trả trong 3 đến 6 tháng qua.
Người biểu tình cho biết dù các ngân hàng đã mở cửa trở lại từ ba ngày trước, không ai có thể rút được tiền mặt. Các máy ATM vẫn hoạt động nhưng số tiền rút ra chỉ giới hạn ở mức 200 USD sau mỗi 24 giờ. Điều này góp phần tạo nên những hàng dà🐠i người đứng trước các máy ATM.
Kể từ khi Taliban chiếm quyền ki﷽ểm soát𓂃 đất nước, các ngân hàng đóng cửa khiến hàng triệu người rơi vào cảnh không có tiền mặt. Chủ lao động không thể trả lương cho nhân viên dù họ có tiền trong tài khoản.
Trong khi đó, Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) cảnh báo tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ ở Afghanistan có thể khiến hàng triệu người dân n🗹ước này phải cần đến viện trợ nhân đạo. Tình cảnh càng trở nên trầm trọng hơn trước những mối đe dọa từ đại dịch Covid-19.
Theo FAO, khoảng♋ 14 triệu người, tức 1/3 dân số Afghanistan, đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán. Họ là những người "bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng và cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp".
"Hỗ trợ nông nghiệp khẩn cấp là chìa khóa chống lại tác động của hạn hán", 𓆏giám đốc FAO Qu Dongyu nhấn mạnh. "Nếu chúng ta không thể hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán nghiêm trọng, một lượng lớn người sẽ phải từ bỏ trang trại của họ và di dời đến những nơi mới. Điều này có nguy cơ làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và tạo thêm những rủi ro mới đối với ổn định của Afghanistan".
Khủng hoảng kinh tế tại Afghanistan có thể tạo ra đòn bẩy cho các quốc gia phương Tây khi họ cố gắng thúc giục Taliban thành lập một chính phủ toàn diện và cho phép người dân rời khỏi đất nước sau hạn chót Mỹ đề ra để rút quân về💞 nước vào ngày 31/8.
Vũ Hoàng (Theo AP, AFP)