Tôi không đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "Bất công với bóng đá nữ". Đơn giản là trình độ chuyên môn cũng như sức hút của các giải nữ kém xa giải nam nên kể cả có đầu tư bao nhiêu thì bóng đá nữ cũng không thu về được khoản lợi nhuận như với các đồng nghiệp nam. Người ta đã đầu tư là phải có lợi, chứ không ai là người mang tiền từ thiện đi làm bóng đá cả.
Nhiều người nói cầu thủ nữ đá với nhau "thêu hoa dệt gấm", nhưng thực tế xem tuyển nữ đá với U15 nam toàn thua trên năm bàn cả. Tôi và nhiều cổ động viên khác xem một thứ gì đó đơn giản vì nó hay. Chúng tôi không quan tâm và chẳng bao giờ nghĩ đến những thứ sâu xa, trừu tượng như tính nữ hay tính nam.
🦹
Tôi thấy có một xu hướng khá lạ lùng hiện nay là làm phức tạp những gì đang có để lồng ghép vào đó mấy chuyện giới tính rồi định kiến mặc dù nó chẳng liên quan. Tôi lấy ví dụ thế này, một số luồng ý kiến trên thế giới thậm chí còn nói "việc bật điều hòa lạnh ở nơi công sở là do... phân biệt giới tính".
🐼Khi bạn đeo một cái kính râm, thì nhìn đâu cũng tối cả. Nam diễn viên Arnold Schwarzenegger từng có một câu nói nổi tiếng rằng:"Người lạc quan nhìn đâu cũng thấy đèn xanh, người bi quan nhìn đâu cũng thấy đèn đỏ, người khôn ngoan thì bị mù màu". Tôi nghĩ, chúng ta ai cũng nên bị "mù màu" như vậy.
>> 'Không thể đãi ngộ tuyển nữ như bóng đá nam'
Tôi phản đối quan điểm cho rằng tồn tại định kiến với thể thao nữ. Lấy ví dụ từ chính bóng chuyền nữ, mặc dù trình độ của đội nam hơn hẳn đội nữ (sức bền, chiều cao, sức mạnh) nhưng bóng chuyền nữ của ta vẫn được xem nhiều hơn đó thôi. Hay các môn thể thao như bóng chuyền bãi biển, trượt băng nghệ thuật, thể dục dụng cụ... người ta cũng chủ yếu xem vận động viên nữ thi đấu. Do vậy, không thể nói khán giả trọng nam kinh nữ, thiên vị giới tính được.
📖
Nói tóm lại, người ta có quyền lựa chọn xem cái gì mà họ thấy hay hơn, chứ chẳng ai rảnh rỗi đi định kiến giới tính vận động viên cả. Còn việc bóng đá nam phổ biến hơn bóng đá nữ, đơn giản vì nó hay hơn, cầu thủ nam có trình độ chuyên môn cao hơn, vậy thôi.
Trước đây, khi các nữ hoa hậu Việt chưa bao giờ đạt giải nhất một cuộc thi sắc đẹp quốc tế nào, thì đàn ông Việt từng đạt giải Nam vương thế giới. Ấy vậy nhưng người ta vẫn thường chỉ xem và cổ vũ cho các cuộc thi Hoa hậu. Đó là chuyện rất bình thường. Một sự thật khác là cát-xê, thu nhập của nam người mẫu thường thấp hơn nữ giới rất nhiều, họ toàn phải làm những việc tay trái khác mới đủ sống. Liệu đó có phải bất công, bất bình đẳng giớiꦬ? Tôi xin dành lại câu hỏi này cho những người đang kêu gào bình đẳng cho các nữ cầu thủ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.