Sáng 6/8, Bình Dương ghi nhận thêm 322 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm🌞 từ 𝄹đợt dịch thứ tư đến nay lên 22.700, trong đó 3.879 người đã khỏi bệnh, 144 bệnh nhân tử vong. Các bệnh nhân mới phát hiện đang được điều phối sang các khu điều trị, một số F0 không triệu chứng vẫn ở các khu cách ly tạm thời.
Tỉn🗹h đang điều trị 8.048 bệnh nhân, gồm 106 thai phụ, 130 người trên 65 tuổi, 346 người có bệnh lý nền, 389 người có diễn biến nặng.
Trong số F0, 60% không có triệu chứng được điều trị tại tầng 1 (với khoảng 10.000 giường) của "tháp 3 tầng", đặt tại các khu thu dung, khu cách ly tại trường học, trung tâm văn hoá... Tầng 2 là các bệnh viện, bệnh viện dã chiến (khoảng 7.000 giường), đang điều trị 35% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình. Tầng 3 gồm các💙 bệnh viện, trung tâm 🔯ICU (400-1.000 giường) sẽ điều trị cho 5% bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Tất cả được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Sở Y tế Bình Dương và các chuyên gia từ Tr🌌ung ương sẽ điều phối F0 phù hợp với từng mức độ bệnh, đặc biệt là các ca bệnh nặng, nguy kịch.
Với việc xét nghiệm sàng lọc đợt hai - khoảng 1,8 triệu dân, Bình Dương dự báo số ca trong hai tuần tới sẽ tăng lên 30.000 (F0🔥 triệu chứng nặng 1.300 ca; triệu chứng nhẹ, trung bình là 13.000 ca; không triệu chứng 15.700 ca).
Sở Y tế Bình Dương cho biết, hiện tỉnh có 16 khu điều trị (bao gồm 3 bệnh viện dã chiến) với 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng trực tiếp phục vụ và 166 nhân viên y tế hỗ trợ, đáp ứng điều trị được 17.240 người. Trong đó, khoảng 600 giường dành cho việc điều trị bệnh nhân nặng, sắp tới sẽ nâng lên 13.000 giường. Bộ Y tế cũng đang phối hợp xây dựng Tru𒅌ng tâm hồi sức với quy mô 500 giường do các chuyên gia và cán bộ đầu ngành cùng đội ngũ cán bộ, sinh viên trường Đại học Y dược vận hành.
Ngoài ra, tỉnh thành lập thêm các bệnh viện dã ♛chiến để nâng số giường lên 30.000, huy động 4 bệnh viện tư nhân chung t𓆏ay điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó, Bệnh viện Phương Chi và Vạn Phúc 1 (130 giường, bao gồm 30 giường ICU) sẽ điều trị F0 người nước ngoài.
Đối với thực trạng dịch bệnh trên địa bàn, Bình Dương chia thành 3 vùng để dễ kiểm soát, dập dịch. "Vùng đỏ" gồm thành phố Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên; "vùng vàng" là thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng; "vùng xanh" gồm các huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng. Tỉnh đang tập truᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng lực lượng lấy mẫu xét nghi♏ệm diện rộng để thu hẹp "vùng đỏ", mở rộng "vùng xanh".
Hỗ trợ công tác điều trị tại Bình Dương, PGS TS Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, độꦏi ngũ y bác sĩ của tỉnh rất tâm huyết và có nhiều cách làm sáng tạo. Điển hình như trong một số khu tiếp nhận F0 không triệu chứng, bác sĩ đề nghị mọi người hỗ trợ giám sát lẫn nhau, nếu xuất hiện triệu chứng sẽ thông♋ báo ngay cho lực lượng y tế.
"Tuy nhiên, tỉnh phải khẩn trương trang bị hệ thống oxy tập trung để dùng được mꦜáy thở oxy dòng cao HFNC... tại tầng 2; xây dựng 200 giường hồi sức cấp cứu để tập trung điều trị bệnh nhân nặng ở tầng 3", ông Hiếu nói.
Đánh giá công tác thành lập và đưa vào hoạt động các bệnh viện dã chiến ở Bình Dương, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng việc này rất kịp thời, phục vụ điều trị các F0 trong thời gian tới vì dịch b♎ệnh trên địa bàn dự kiến tiếp tục tăng.
Để hỗ trợ tỉnh, Bộ Y tế đã huy động 1.134 c꧂án bộ, nhân viên và sinh viên các trường y. Trong thời gian🌃 tới sẽ có thêm khoảng 600 người, để tập trung cấp cứu và điều trị bệnh nhân nặng. "Với sự chung tay và quyết tâm của tỉnh, dịch bệnh sẽ từng bước ổn định và tiến tới được đẩy lùi", ông Thuấn cho biết.
Hôm qua, làm việc với Bình Dương, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định nhiều khu vực của Bình Dương giáp TP HCM nhiễm rất sâu, mức độ nghiêm trọng không kém TP HCM. Ông yêu cầu lãnh đạo tỉnh khẩn trương đưa ra quyết định mua đầy đủ thuốc điều trị cũng như các trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ phục vụ chống dịch. Việc này phải thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuyệt đối không để tiêu cực. "D💮ứt khoát không để các bệnh viện thiếu trang thiết bị điều trị; các y bác sĩ thiếu đồ bảo hộ", ông nói.
Về việc một số bệnh viện có số giường bệnh nhiều nhưng chưa được sử dụng điều trị bện෴h nhân Covid-19, Phó thủ tướng đề nghị tổ chức lại hệ thống điều phối hai chiều giữa các tuyến điều trị, các bệnh viện. Tức là chuyển F0 lên tầng điều trị cao hơn khi diễn biến nặng, chuyển xuống tầng điều trị dưới khi thuyên giảm.
Để giảm ca nặng, Bình Dương đang dồn lực tiêm vaccine để sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Hiện, tỉnh đã tiêm cho 92.694 người (84.275 người tiêm mũi một, 8.419 người tiêm mũi 2), tiếp tục phấn đấu mỗi ngày 🥂tiêm cho khoảng 100.000 người và đến ngày 10/8 tiêm hết 370.000 liều vaccine đã được phân bổ.
Phước Tuấn