Kế hoạch về xây dựng 🦂nông thôn mới thông minh đến năm 2025 được UBND tỉnh Bình Dương thông qua ngày 21/8. Kế hoạch này t♊ập trung vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn trên cả ba tiêu chí về chính quyền, kinh tế, xã hội thông qua các giải pháp về công nghệ thông tin.
Trong đó, tỉnh tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hệ thống này đóng vai trò quản lý mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm. Để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm 🐼OCOP, địa phương xây dựng nhiều nền tảng trực tuyến, thực tế ảo để xúc tiến thương mại, khuyến khích nông dân đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán trực tuyến. Tỉnh còn phối hợp với nhiều doanh nghiệp công nghệ để ứng dụng hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử.
Thực tế các giải pháp này đã được Bình Dương áp dụng từ vài năm qua. Đến nay, hơn 2.000 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử. 17.000 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp🍨 đăng ký tài khoản để mua - bán trên các sàn này. Đến năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu có 70% số xã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, quản lý trang trại, vùng trồng, tiếp cận thị trường,...
Chính quyền cấp xã cũng được giao chỉ tiêu đưa dịch vụ công lên nền tảng trực tuyến để hỗ trợ rút ngắn thời gia𝓰n giải quyết hồ sơ, yêu cầu cho người dân. Mạng internet không dây được lắp miễn phí tại các trung tâm xã, điểm sinh hoạt văn hóa, địa điểm du lịch nông thôn.
Kế hoạch xây dựng nông thôn thông minh của Bình Dương cũng đề cập đến phát triển mô hình "làng thông minh" để biến nông thôn thành nơi đáng sống. Trước đây, địa phương này đã thí điểm mô hình ở một số xã, mꦉở đầu tại xã Bạch Đẳng, Tân Uyên. Ngoài việc đạt các tiêu chí về nông thôn mới như đường giao thông, công trình phúc lợi, Bạch Đằng là nơi tập hợp nhiều giải pháp công nghệ cao trong nuôi trồng, chăn nuôi. Xã này có hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện, các nút giao thông được lắp camera thông minh. Hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí được lắp tại hàng chục điểm tập trung đông dân cư. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất một xã đạt các tiêu chí về làng thông minh, làng thương mại điện tử.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 7, Bình Dương có huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, thành phố Tân Uyên đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nông thôn mới. Trong số này, 100% xã đạt đạt chuẩn nông thôn mới, 70% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bình Dương công nhận 88 sản phẩm OCOP với 10 sản p🐻hẩm 4 sao, còn lại là 3 sao.
Tỉnh Bình Dương xác định chuyển đổi số là một trong những hoạt động quan trọng để nâng cao๊ chỉ số cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và phát triển trên nhiều mặt. Địa phương kỳ vọng nằm trong top 10 tỉnh có chỉ só chuyển đổi số cao nhất nước. Ngày 10/10 được chọn là ngày "chuyển đổi số tỉnh Bình Dương".
Hoài Phương