Từ năm 2018 đến nay, tỉnh tổ chức 70 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, hội viên về những cơ hội, thách thức của h🎃ội nhập và thương mại quốc tế. H✅ội nông dân đồng thời chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm của các nước tiên tiến về sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm; giải pháp tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Bà Lê Thị Thu Hương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội kiêm Phó giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước cho biết, có hàng chục đoàn khá𝓀ch quốc tế đến trao đổi kinh nghiệm cho nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng chế phẩm sinh học, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Địa phương còn tổ chức đoàn cán bộ, hội viên học tập 𝐆các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Đài Loan.
Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp triển khai dự án "Nâng cao năng lực hướng đến việc phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành hạt điều tại Việt Nam" do Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) tài trợ. Tỉnh cũng phối hợp với các doanh nghiệp uy tín hỗ trợ cung ứng vật tư nông nghiệp, cây giống. Qua đó, cung cấp hơn 6.000 tấn phân bón hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản, thuốc bảo vệ thực vật,𝕴 chế phẩm sinh học, sản xuất 50.000 cây điều giống, 200.000 phôi nấm chất lượng tốt cho nông dân và kết hợp tư vấn chuyển giao kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
Địa phương cũng trung nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, 🅰tạo ra nhiều sản phẩm thương hiệu "made in Binhphuoc". Nhờ những hoạt động thúc đẩy sản xuất ngành nông nghiệp, 6 tháng năm nay giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đạt khoảng 16.400 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện toàn tỉnh có khoảng 800 hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hoạt động về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; hơn 500 chi hội, tổ hội nghề nghiệp với hơn 5.500 thành viên. Đặc biệt tỉnh đã đánh giá, phân hạng khoảng 100 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao. Hiện tỉnh có 26 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu được Ủy ban nhân dân tỉnh bình xét và công nhận.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ; sản xuất cá🍃c giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên các sản phẩm chủ lực, ꧙có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cũng được địa phương ưu tiên. Sở Lao động - ജThương binh và Xã hội Phạm Thị Mai Hương cho biết, trong giai đoạn 2018-2022, trên địa bàn tỉnh đã đào tạo nghề cho gần 72.000 học viên. Riêng Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp đào tạo nghề cho hơn 11.300 học viên, đạt 113% kế hoạch. Nâng tổng số lao động đã qua đào tạo lên hơn 406.800 người, đạt 64% số người trong độ tuổi lao động. Lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 127.771 người, chiếm 20,1% so với số người trong độ tuổi lao động.
(Nguồn: Tỉnh Bình Phước)