Với vị trí địa lý thuận lợi cùng lợi thế từ thiên nhiên và hạ tầng, Bình Thuận đang là một những "thỏi nam châm" hút vốn đầu tư của khu vực miền Trung. Địa phương có𒅌 đường bờ biển dài 192km, số giờ gió và nắng trong năm cao ổn định. Cùng với đó là nguồn tài nguyên đa dạng, phù hợp phát triển nhiều lĩnh vực mũi nhọn như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch...
Thừa hưởng lợi thế thiên nhiên, địa phương phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh, làm tiền đề thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng๊ trưởng kinh tế và g▨óp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong đó phải kể đến dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2020-2021. Ba tuyến cao tốc Dầu𓆏 Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Cam Lâm dự kiến khởi công vào cuối năm 2019. Sân bay Phan Thiết cũng đang hoàn thiện thủ tục để sớm thi công. Bên cạnh đó là cảng quốc tế Vĩnh Tân góp phần nâng cao năng lực giao thông vận tải, giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển kinh tế bi𒈔ển, tạo động lực thu hút đầu tư và tạo thêm việc làm cho tỉnh.
Trong quy🍬 hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, hình thành trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia và quốc tế. Với bờ biển dài 192km, "xứ cồn cát" có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ, khí hậu trong lành. Cùng với đó, địa phương có kết nối thuận tiện các địa phương lân cận và với TP HCM. Trong tương lai khi sân bay Phan Thiết hoàn🌠 thiện, dự kiến thời gian di chuyển giữa TP HCM và Bình Thuận rút ngắn chỉ còn hơn một giờ.
Hiện địa phương chỉ mới có ba cơ sở lưu trú xếp hạng 5 sao, 28 cơ sở 4 sao. Trong khi đó 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Bình Thuận đạt gần 3 triệu lượt, tăng gần 12% so với cùng kỳ 💃năm 2018. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 7.400 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018.
Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048 ha, hạ t🌠ầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Trong đó khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2), Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Tuy Phong đang thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp Sông Bình, Tân Đức, Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II đang triển khai thủ tục đầu tư.
Bình Thuận hiện cဣó 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048 ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Trong đó khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2), Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Tuy Phong đang thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp Sông Bình, Tân Đức, Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II đang triển khai thủ tục đầu tưಞ.
Ngoài ra, địa phươ📖ng còn sở hữu tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng từ nhiệt điện, thủy điện, điện gió vღà điện mặt trời với tổng công suất quy hoạch 29.000 MW, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, phù hợp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ngoài khơi.
Hiện lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh. Bình Thuận được quy hoạch là trung tâm năng lượng quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020. Năm 2018, tổng sản lượng điện của toàn tỉnh đạt khoảng 13.565 triệu KW, tăng 40% so với năm 2017. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 108 dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư, tổng công suất khoảng 6.858 MWp. Trong đó, 39 dự án đã hoạt động với tổng công suất 1.💟832 MWp.
Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để đón đầu làn sóng doanh nghiệp quốc tế chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Tiêu chí kêu gọi tập trung vào các khu công nghiệp, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chú trọng dự án đảm bảo thân thiện môi trường. Các lĩnh vực gọi vốn gồm công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ - hải sản, chế biến sâu các loại khoáng sản, chế biến thành phẩm từ nguồn tro xỉ than, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử. Mở rộng, phát triển năng lượng sạch, nhất là nă🌼ng lượng tái tạo ngoài khơi, kêu gọi đầu tư sản xuất phụ trợ cho ngành năng lượng (sản xuất tấm pin mặt trời, chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị điện dưới nước...).
Bình Thuận có đặc điểm, điều kiện tự nhiên về k🌃hí hậu, tài nguyên đất dồi dào. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 275.000 ha, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới là 114.000 ha. Địa phương là một trong ba ngư trường lớn nhất cả nước với 52.000 km2 biển, phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản các loại. Đây là những điều kiện thuận lợi phát triển ngành nô🧜ng nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, các loại cây trồng, vật nuôi năng suất cao, nuôi trồng thủy sải sản tập trung quy mô lớn, gắn với chế biến xuất khẩu.
Tỉnh cũng có nguồn tài nguyên nông nghiệp gồm đất, nước, khí hậu thời tiết khá đa dạng, có lợi thế nâng cao giá♔ trị và tính cạnh tranh của các loại nông sản như thanh long, giống thủy sản, t♐hủy sản nước lạnh, cây dược liệu...
Hiện lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đóng góp khoảng 28% vào GRDP, giải quyết việc làm hơn 60% lực lượng lao động của địa phương. Thời gian qua địa phương đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, hình thành nhiều mô hình, vùng nông nghiệp ứng dụng cộng nghệ cao như vùng thanh long an toàn, sản xuất giống lúa mới, giống vật nuôi, vùng rau an toàn, tôm giống, vùng sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh, nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao, góp phần phát triển bền vững nông nghiệꦉp của tỉnh.
Trong tương lai Bình Thuận sẽ tiếp tục kêu gọi các dự án nông nghiệp thông minh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại như công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước, công nghệ kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Cùng với đó là xây dựng chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang giá trị kinh tế cao vào vùng nông nghiệp ứng 𒅌dụng công nghệ cao Bình Thuận.
Kết nối tiềm lực – Phát triển bền vững.
Địa điểm: Sealinks City, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.