Năm nào cũng thế, đến hẹn lại lên,🦄 c𒀰ứ đến cuối năm học là trường tôi lại “xôn xao, rạo rực” với việc bình xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Đối với nhiều t✨rường đó là việc làm hằng năm bình thường và k🤡há thoải mái, riêng với trường tôi thì đây là dịp để mọi người thể hiện “quyền lực” của mình.
Năm đầu tiên ra trường, bạn tôi về công tác ở một trường Tiểu học tại quận 1, TP HCM. Mới năm đầu nhưng cô bạn tôi đã m🐷ạnh dạn đăng ký Chiến sĩ thi đua cơ sở và dễ dàng đạt được danh hiệu cao quý đó.
Còn đối với tôi, 5 năm rồi, lần lữa mãi cũn🔯g chẳng dám đăng ký dù biết rằng năng lực của mình cũng không kém cạnh꧋ gì cô bạn ấy. Lí do là: gạo cội như biết bao giáo viên tay nghề vững vàng trong trường mà còn không mơ đến danh hiệu đó, thì sá gì đến một giáo sinh mới ra trường như tôi?
Vậy khó ở chỗ nào?
Khó ở chỗ người đánh giá không phải chỉ có Thủ trưởng đơn vị mà là cả hội đồng sư phạm nhà trường, bao gồm tất cả ban giá♎m hiệu, giáo viên, thủ quỹ, kế toán, bảo mẫu, phục vụ, bảo vệ…
Tất tần tật cùng ngồi lại꧑ bỏ phiếu tín nhiệm xem thầy cô đó có xứng đáng là Chiến sĩ thi đua của trường hay không. Phải đạt từ 80% số phiếu tín nhiệm trở lên mới được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Thế là nảy sinh bao chuyện dở khóc dở cười từ việc bỏ phiếu tín nhiệm đó. Có thầy cô phấn⛦ đấu cả năm học, năng lực chuyên môn tốt, chuẩn nghề nghiệp đạt xuất sắc, sáng kiến kinh nghiệm tốt, lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến, lớp xuất sắc… Nói chung là cái gì cũng tốt, nhưng đến khi ra hội đồng sư phạm bỏ phiếu thì không đạt 80%. Thế là mọiꦚ thành quả của năm học đó xem như bỏ.
Những chuyện như thế không phải là hiếm. Và lãnh đạo cấp trên cũng biết tình hình là như thế nhưng vẫn giữ rất vững quan điểm rằng đã là Chiến sĩ thi đua thì phải có quan hệ tốt với đồng nghiệp trong trường, thế nên dù có kêu than rằng kiểu bình xét này không đem lại hiệu quả thì mọi chuyện vẫn tiếp𝓡 diễn như thế từ năm này sang năm khác.
Lạ lùng ở chỗ, ngoài mặt ai cũng vui vẻ với bạn, nhưng khi bỏ phiếu, họ gạch tên bạn không thương tiếc. Cũng không thể hiểu được là đã làm phật ý ai khi ngày ngày bạn đến trường chỉ biết vùi đầu vào công việc, chăm lo cho học trò còn không đủ thời gian, lấy đâu ra thời gian để làm phiền lòng người khác. Ấy vậy🌳 mà kết quả lại ra như thế…
Năm học 2009 - 2010, trường tôi có 15 thầy cô đăng ký Chiến sĩ thi đua nhưng chỉ có 3 người đạt, rồi năm 2010✱ - 2011, từ 15 người đăng ký giảm xuống còn có 5 người đăng ký mà thôi, và cũng chỉ có 1 người đạt (xin nói thêm, tỉ lệ % cũng chỉ vừa đủ "đậu", ai cũng bảo là may mắn).
Thế rồi đến năm học này, năm học 2011 - 2012, số người đăng ký Chiến sĩ thi đua của trường tôi là một con số không tròn trĩnh. Chẳng ai trong trường tôi đăng kꦆý chiến sĩ thi đua nữa, bởi mọi người quan niệm rằng, đăng ký để làm chi rồi cho người ta c🎐ơ hội "chà đạp" mình, đăng ký để làm chi khi hi hữu lắm mới đạt được.
Không thể để con số không đó mà báo cáo lên cấp trên, Hiệu trưởng trường tôi phải làm công tác vận động, vừa vận động, vừa "đe dọa" những người đứng đầu như ban g🅷iám hiệu, tổ trưởng các tổ khối, bí thư chi đoàn, chủ tịch công đoàn phải đăng ký để làm gương.
Nhưng kết quả cũng vậy mà thôi. Hiệu trưởng ✤lắc đầu ngao ngán. Một điệp khúc cũ muôn đời không thay đổi được. Nó vận động cứ như một cái máy đã được♛ lập trình sẵn vậy.
Thực sự mà n🐼ói, cái danh hiệu đó không làm nên điều gì to tát cả, cho dù đạt hay không đạt được danh hiệu đó thì các thầy cô giáo vẫn phải đến trường, v๊ẫn phải hết lòng với học trò, với phụ huynh của mình.
Nhưng c✱ái cảm giác bị người khác chà đạp lên sự cố gắng, nỗ lực của mình trong cả một năm phấn đấu khiến con người ta không tránh khỏi sự ngán ngẩm, tủi thân.
Tại sao trong khi những hiệu quả công tác của họ đã được những ng🅘ười đứng đầu bộ phận nhìn nhận, thủ trưởng cơ quan nhìn nhận, nhưng lại bị bác bỏ bởi những người không trực tiếp làm việc chung, thậm chí là những người không hề có chuyên môn nghiệp vụ gì, chỉ thích thì tín nhiệm, không thích thì gạch bỏ?
Như vậy phải chăng đây là một cơ hội để người ta "trả t♐hù cá nhân", hay một dịp để mỗi người trong hội đồng, dù không có chuyên môn nghiệp vụ gì, được thực hiện “quyền lực” của mình? Rồi những🍌 người có năng lực thật sự biết đến bao giờ mới "ngóc đầu" lên được?
Một cơ chế xét thi đua còn quá nhiều hạn chế như vậy vẫn được tiếp tục từ năm này sang năm khác. Nó đã bào mòn động lực phấn đấu của bao người, đã làm ngành giáo dục chúng ta mất đi biết bao giáo viên trẻ có năng lực, đã làm nguội 🗹lạnh nguyện vọng muốn cống hiến hết mình của mỗi cá nhân và tạo cơ hội cho sự ganh ghét, đố kị được phát triển. Mong lắm một cơ chế bình xét danh hiệu thi đua hợp lí hơn!
Nicky Phạm