Tại Diễn đàn Blockchain do VnExpress tổ chức sáng nay, nhiều đề xuất với cơ quan quản lý được các đơn vị đưa ra, trong đó kỳ vọng Việt Nam sẽ có một v🦂ăn bản chính sách có ảnh hưởng tới đất nước như những gì Nghị quyết số 10 của Đảng về Đổi m𒈔ới quản lý kinh tế nông nghiệp năm 1998 mang lại.
Ông Đặng Minh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu blockchain 🌳QNET thì nhắc đến "khoán 10" như một kỳ vọng chính sách để đưa blockchaꦆin đi lên như thời cải cách kinh tế cách đây hơn 30 năm. "Khoán 10 đã đưa kinh tế Việt Nam đi lên kinh tế thị trường, tôi rất mong muốn Chính phủ cũng có một chính sách Khoán 10 như vậy cho công nghệ Blockchain", ông Tuấn nêu ý kiến.
Theo đại diện QNET, Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển Blockchain nếu nắm bắt được công nghệ này. "Việt Nam không có cơ hội xây dựng trung tâm tài chính lớn của thế giới nhưng lại 🌟có cơ hội về Blockchain", ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ những tiềm năng của công nghệ này, vị này kiến nghị, cần có khung pháp lý đủ thuận lợi cho d𝔍oanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, các cơ quan Chính phủ, quản lý nhà nước cần cố gắng tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ này ở bất cứ đâu có thể, bởi công nghệ này đem lại "sự rõ ràng, minh bạch, tạo niềm tin cho người dân".
"Để huy động vốn, Tomochain cần luật sư am hiểu về luật pháp nước sở tại mà công ty đăng ký để viết một bản quy trình pháp lý phù hợp, nhưng ở Việt Naౠm thì không thực hiện được điều này. Chúng tôi phải làm với công ty luật Singapore để có thể hoạt động bình thường", ông Vương Quang Long, Giám đốc Tomochain kể như vậy khi nói về lý do tại sao công ty chủ yếu nhân sự Việt nhưng phải đăng ký ở Singapore.
Nói về 🅷các khuyến nghị, ông Long mong muốn Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc gọi vốn từ nước ngoài để các dự án, công ty có nhiều điều 🍰kiện phát triển.
Ông Tuấn cũng kiến nghị Việt Nam cần mạnh dạn xây dựng đồng tiền kỹ thuật số để ứng dụng cho thị trư🌄ờng tài chính. "Nga, Trung Quốc hay một số nước khác đang sử dụng ưu việt của Blockchain trong tài chính nên Việt Nam cũng cần điện tử hóa VND để sử dụng công nghệ này", ông Tuấn nêu ý kiến.
Còn ông Nguyễn Văn Vững - Đồng sáng lập và Giám đốc Bigbom cho rằng các chính sách hỗ trợ hiện tại chưa rõ ràng, và điều quan trọng là phải làm rõ những điều này. "Chưa bao giờ cơ hội cho công nghệ tại Việt Nam lại lớn vậy, một lần nữa, tôi mong những người làm luật có những chính sách rõ ràngꦿ, cởi mở để giúp doꦑanh nghiệp tiếp cận, cũng như gọi vốn ở nước ngoài", vị đại diện Bigbom nói thêm.
Tiếp nối các đề xuất đến cơ quan quản lý, ông Vương Quang Long, Giám đốc Tomochain cho rằng Chính phủ nên nghi𝄹ên cứu và xây dựng khung pháp lý công nhận tài sản kỹ thuật số. Đây là những tài sản dựa trên công nghệ nhưng hoàn toàn có thể quy đổi ra các tài sản giá trị.
Còn ông Dane Elliott, đại diện Achain cho biết bản thân không phải là♍ người chuyên về tư vấn đầu tư nước ngoài nhưng nhấn mạnh, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều cần có một quy định cụ thể để điều phối phát triển ứng dụng blockchain.
"Ấn Độ, Trung Quốc hay Việt Nam là những nước phát triển về ứng dụng Blockchain nhưng vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý to🅰àn diện. Điều này đòi hỏi chúng ta cần xây dựng ngay khuôn khổ pháp lý với tiền mã hóa, tất nhiên, vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng", Dane Elliott nhấn mạnh.
Đại diện Achain cũng cho rằng Việt Nam là một quốc gia đặc biệt, với nhiều doanh nghiệp đang phát triển ngày cà🎉ng lớn. "Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Bởi vậy, việc xây dựng cơ chế pháp lý sẽ góp phần mang lại nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này", Dane Elliot đánh giá.
Minh Sơn