Russell Dean Christopher Bicknell, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ngành Cổ sinh học ở Đại học New England và Patrick Mark Smith, kỹ thuật viên ở Bảo tàng Australian kiểm tra hóa thạch bọ cạp biển sống ở Australia thời Đại Cổ sinh cách đây🌳 252 - 541 triệu năm. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 30/6 trên tạp chí Gondwana Research.
Bọ cạp biển bao gồm những đ🌸ộng vật ăn thịt dưới nước lớn nhất từng xuất hiện trong ghi chép hóa thạch. Chúng bơi rất nhanh 🏅nhẹn, sử dụng chi trước to lớn cùng bộ hàm để bắt mồi. Các nhà nghiên cứu cho rằng bọ cạp biển chủ yếu ăn cá và động vật chân đốt nhỏ hơn.
Bicknell và cộng sự xem xét hóa thạch bọ cạp biển thông qua nhiều chuyến đi tới các bảo tàng khác nhau ở Australia. Họ cũng kiểm tra mẫu vật gửi tới Đại học New England. Họ tìm thấy bằng chứng về 6 nhóm bọ cạp biển từng tồn tại trong đại dươ♕ng cổ đại ở Australia ngày nay. Theo nhóm nghiên cứu, phần l🐭ớn hóa thạch bọ cạp biển thuộc họ Pterygotidae dài tới 2,5 m. Mẫu vật hoàn chỉnh duy nhất thuộc về loài bọ cạp biển Adelophthalmus waterstoni dài 5,7 cm.
Các nhà nghiên cứu dự định ghé thăm lại những nơi thu thập mẫu vật để tìm thêm hóa thạch hoàn chỉnh. Điều này không chỉ giúp họ ghi chép đầy đủ hơn những loài bọ cạp biển ở Australia mà c🐷òn tăng cường hiểu 🦋biết về môi trường sống của chúng.
An Khang (Theo Science Alert)