Bắt đầu 🃏từ năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên lớp 1 chỉ nhận xét, không chấm 🍃điểm, không so sánh, chê trách học sinh để tránh áp lực cho các em. Trước thông tin này, nhiều phụ huynh tỏ ra vui mừng nhưng cũng không ít người lo lắng.
Có con trai đã học hết lớp 1, chị Thảo (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, ꦏnăm đầu vào tiểu học của con, chị luôn stress. Cậu nhóc vốn nghịch ngợm, lại không đi luyện viết trước nên vào năm học không theo kịp các bạn. ꧃Mỗi lần con bị điểm kém, không khí gia đình rất nặng nề. "Bố quát, con khóc, mẹ lại gò ra ngồi cùng con tập viết tới 22h đêm, nhưng tình hình cũng chẳng cải thiện", chị Thảo kể lại.
Chị cho rằng, việc không chấm điểm mà chỉ nhận xét tích cực có🌱 thể giúp các bé mới vào lớp 1 đỡ lo lắng và bố mẹ cũng k🐷hông quá căng thẳng. "Đi họp, nghe cô nói con đội sổ, học kém, mình chỉ muốn độn thổ luôn", chị nói.
Chị Hải Hà (khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, khi con học ꦛlớp 1, mặc dù vợ chồng nhất trí không co𓆉i nặng điểm của con, nhưng trước hàng loạt điểm kém kèm những nhận xét của cô giá⛎o như "cháu không tập trung", "cháu điểm thấp mà chả biết xấu hổ gì cả"... anh chị vẫn cảm thấy căng thẳng.
"Tôi luôn cố gắng ✅động viên khi con điểm kém, không trách mắng hay bắt cháu học nhiều. Đến cuối năm học về mọi mặt cháu không hề thua kém bạn bè. Dẫu vậy, tôi vẫn mong các bé mới bước vào môi trường học tập không phải chịu sức ép điểm số, để thấy đến trường là niềm vui chứ không phải gánh nặng", chị Hà nói.
Cũng có con đã học xong lớp 1, anh Bình 🎃(Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng việc chấm điểm tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên. "Vì điểm số, có khi cô giáo phải luyện chữ, toán trước năm học, rồi học thêm, để cuối năm cả lớp đều giỏi và xuất sắc. Trẻ thì ngộ nhận là chỉ cần đạt điểm cao là giỏi", anh Bình nói.
Theo anh, với các bé mới đi học, có thể đánh giá theo thang điểm A, B, C, D với từng mức độ, đồng thời dạy các con nhữ𓂃ng kỹ năng để hòa nhập và giúp đỡ nhau, không học thêm và học trước chương trình💙.
Ngoài ra, để giảm sức ép cho con, không chỉ là vấn đề điểm số, bố mẹ cần luôn bên cạnh để giúp con giải quyết những vướng mắc khi chuyển từ mầm non lên tiểu học, không trách móc khi các cháu chư🌟a viết đẹp, quên chữ, số...
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ bỏ chấm điểm lớp 1, không ít phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước chủ trương này.
Có con năm nay vào lớp 1, chị Trâm (Phan Chu Trinh, Hà Nội) kể, trong gần một tháng cho con đi học thêm tại nhà cô dịp hè vừa rồi, mỗi ngày cháu đi học về, bố đều hỏi "hôm nay con được điểm mấy", khi nào điểm cao cháu rất vui, còn điểm thấp thì mặt bé buồn thiu. Có hôm, cô nhóc còn phụng phịu tỏ vẻ thất vọng: "Hôm nay con viết nhanh, 🅺viết đẹp nhưng cô không chấm".
"Như vậy có thể thấy điểm số như một cách khích lệ con làm tốt hơn. Nếu con điểm kém thì sẽ cố gắng để đạt điểm cao, nếu con điểm tốt sẽ vui vẻ và tự hào vì kết quả⭕ của mình. Nhận xét thì chỉ nói chung chung, cho điểm bố mẹ mới biết rõ mức độ học tập của con để kèm cặp con tốt hơn", chị Trâm chia sẻ.
Anh Quân (Hà Đông, Hà Nội) cũng cho rằng, bé lớp 1 căng thẳng chủ yếu vì khi điểm kém thì bị bố mẹ la mắng, cô giáo chê bai, chứ không phải vì điểm. Vì vậy, điều cần thay đổi là thái độ, tâm lý của thầy cô, bố mẹ chứ không phải🎃 là có chấm điểm hay không.
"Thời tôi đi học cũng có bạn điểm cao, đứa điểm thấp, nhưng không thấy căng thẳng như bây giờ. Hai đứa con tôi bây giờ đi học rất mệt. Học trên lớp cả ngày, tối về làm bài tập, rồi ngày nghỉ và nghỉ hè thì đi học thêm vì sợ không theo kịp bạn bè♈, sợ không nắm vững kiến thức. Làm sao cho chương trình học nhẹ đi thì có lẽ tốt hơn cho trẻ, so với việc bỏ chấm điểm", anh Quân bày tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚỏ.
Chị Minh, giáo viên một trư🔜ờng tiểu học tại Ba Đình, Hà Nội cho rằng vẫn nên chấm điểm cho các em lớp 1 khi các cháu làm tốt để khích lệ, còn với những bài làm chưa tốt thì chấ🐭m sao để các em biết rõ chỗ đúng, chỗ sai nhưng không cho điểm. "Tâm lý chung của phụ huynh và trẻ khi đi học là muốn được chấm điểm. Nếu làm theo cách trên, bố mẹ vẫn biết được chỗ mạnh chỗ yếu của con mà không tạo áp 🌳lực cho các cháu", cô giáo Minh nói.
Cô Thu Huyền, phó hiệu trưởng trườ🔥ng tiểu h♌ọc Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cả hai cách - chấm điểm hay chỉ nhận xét về học sinh - đều có mặt ưu, nhược điểm riêng. Theo cô, việc không𝓡 chấm đi♉ểm theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục vừa qua rõ ràng có thể tránh áp lực đối với học sinh và phụ huynh. Nhiều em bình thường nhận thức tốt, sức học khá nhưng khi thi lại làm bài kꦕhông tốt và nꦕhận điểm kém. Đó là thiệt thòi cho các em và phản ánh không đúng khả năng.
Tuy nhiên, hiện nay,🐼 các lớp trường công lập thường khá đông, như lớp 1 tại tiểu học Mai Dịch có khoảng 50 học sinh,❀ việc nhận xét từng em mỗi ngày sẽ rất mất thời gian của cô giáo.
"Đã nhận xét thì phải về mọi khía cạnh, chứ không chỉ chung chung hay nói riêng về kết quả học tập. Chẳng hạn trong một ngày ý thức của các con thế nào, ăn ngủ ra sao... như vậy phụ huynh sẽ nắm rõ hơn về thông tin của con, nhưng lại là cái khó với giáo viên", cô Huyền nói và cho biết, trường đang đợi hướng dẫn cụ thể của P🔯🍷hòng giáo dục cho việc thực hiện chủ trương này trong năm học tới.
Theo thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội), áp lực với trẻ vào lớp 1 không xuất phát từ điểm số nên việc khuyến khích không chấm điểm sẽ không giảm bớt gánh nặng cho các em. Theo ông, vấn đề hiện nay là chương trình học quá nặng so với trẻ, sách giá🐟o kho🍸a thay đổi liên tục khiến người lớn còn khó nắm bắt, cộng với bệnh thành tích trong giáo dục.
"Ít nhất hơn 90% trẻ chưa vào lớp 1 đã phải đi học thêm. Nhiều bé vừa vào lớp 1 đã phải nhờ cô đến nhà kèm. Có khách hàng chia sẻ, con họ học hết lớp 1 nhưng sức học yếu, bố mẹ x🌺in cho 💎con ở lại lớp thì cô giáo nhất định không đồng ý vì có học sinh đúp ảnh hưởng tới thành tích của cả lớp", ông Chuẩn chia 🐠sẻ.
Ông cho rằng, chính áp lực của người lớn, thầy cô vì thành ꦆtích, bố mẹ vì quá kỳ vọng vào con hoặc sợ con thua kém bạn bè, nên việc ép trẻ học mà không dựa vào việc chính trẻ cần gì, muốn gì, khả năng đến đâu... đã làm khổ trẻ, chứ khôn♑g phải vì chấm điểm hay không.
Việ﷽c nhận xét trong giáo dục cũng như con dao hai lưỡi. "Nếu suy nghĩ của thầy cô mang tính định kiếnꦕ thì những đánh giá, suy nghĩ sai lệch về trẻ sẽ làm hỏng các em", bác sĩ tâm lý chia sẻ.
Ông dẫn chứng một thực nghiệm tâm lý chọn ngẫu nhiên 10 trẻ, chia làm 2 nhóm, giao cho các thầy cô giáo dạy dỗ. Một nhóm 5 trẻ được mặc định là có chỉ số thông minh cao, nhóm kia được "g🎃ắn mác" là có chỉ số thông minh thấp. Sau một thời gian học tập thì số trẻ "có chỉ số IQ cao" có kết quả học tập vượt trội hẳn. Điều đó cho thấy kết quả học tập không phải do chỉ số thông minh cao hơn mà do các giáo viên luôn đặt niềm tin vào nhóm trẻ được cho là giỏi, động viên, khuyến khích nhóm này học tập, trong khi nhóm còn l🌜ại bị tước đi cơ hội này.
Vương Linh