Kế🔴t quả xếp hạng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 (viết tắt là PII - Provincial Innovation Index) 63 tỉnh thành được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chiều 12/3. Trả lời báo chí tại sự kiện TS Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ - đơn vị xây dựng bộ chỉ số ví von "PII💙 có thể hiểu như một công cụ tổng thể kiểm tra sức khỏe nền kinh tế gắn với hoạt động khoa học đổi mới sáng tạo".
Trong bảng xếp hạng 10 địa phương dẫn đầu gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 5 tỉnh Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Đây đều là các tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong cơ ♒cấu kinh tế. Danh sách top 10 cũng là các địa phương dẫn đầu theo vùng kinh tế xã hội với cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, doanh nghiệp rất cao so với mặt bằng chung cả nước. Vốn con người và nghiên cứu phát triển (R&D) của họ cũng vượt trội so với các địa phương khác do tập trung nhiều trường đại học, tổ chức nghiên cứu. Tức các địa phương này có đầu vào đổi mới sáng tạo thuận lợi, giúp chuyển hóa thành các kết quả đầu ra cao so với các địa phương khác.
10 địa phương thuộc nhóm cuối gồm🎃 Cao Bằng (xếp hạng 63), Lai Châu (hạng 62), Gia Lai (hạng 61), Hà Giang (hạng 60), Điện Biên (hạng 59), Yên Bái (hạng 58), Sơn La (hạng 57), Bắc Kạn (hạng 56), Quảng Trị (hạng 55), Đắk Nông (hạng 54). Các địa phương này có điểm hạn chế chung trong phát triển kinh tế, xã hội, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi cho phát triển và 𒉰ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Các địa phương sẽ được chấm điểm dựa trên 7 trụ cột tính cả đầu vào và đầu ra, với 52 chỉ số thành phần. Các chỉ số đầu vào thể hiện năng lực, tiềm lực khoa học công nghệ địa phương. Chỉ⛄ số đầu ra thể hiện việc chuyển đổi của tiềm lực khoa học công nghệ thành các tác động xã hội, kết quả phát triển kinh tế xã hội địa phương đó.
Trong đó 5 trụ cột đầu vào (Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Vốn con người và nghiên cứu &phát triển; Trình độ phát triển của doanh nghiệp; Trình độ phát triển của thị trường;ܫ ), và 2 trụ cột đầu ra (Sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; Tính tác động)ꦕ. Điểm số của các nhóm chỉ số sẽ bằng trung bình cộng điểm số của các chỉ số thành phần của nó. Điểm số của trụ cột sẽ bằng trung bình cộng điểm số của các nhóm trụ cột trong nó. Điểm số tổng hợp được dùng để xếp hạng các địa phương.
Theo Thứ trưởng Khoa học và Công 𝓀nghệ Hoàng Minh, bộ chỉ số PII nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể, đa chiều, cho thấy các điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cꦬần thiết để phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
"Việc so sánh trực tiếp giữa các địa phương là mang tính tương đối, không phải mục đích chính của bộ chỉ số, bởi mỗi địa phương có các điều kiện, đặc điểm khác nhau và có định hướng phát triển khác nhau", ông nói. Ví dụ các địa phương ở vùng miền núi sẽ có các điều kiện, đặc điểm khác với các địa phương ở vùng đồng bằng hay ở vùng duyên hải. Có địa phương có điều kiện thuận lợi và định hướng đ♎ể phát triển nông nghiệp, nhưng địa phương khác lại có điều kiện và định hướng để phát triển dịch vụ - du lịch hay phát triển công nghiệp...
Căn cứ vào kết quả PII 2023, các địa phương có thể ✃đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng đối với các trụ cột đầu vào và đầu ra có kết quả còn kém để cải thiện trong n𒈔hững năm tới.
Hà An