Một năm trước, người phụ nữ nhận kết quả ung thư vú giai đoạn hai, khối u vú phải khoảng ꦑhai cm, bác sĩ tư vấn điều trị hóa chất để tiêu diệt khối u.
Sau đợt truyền đầu tiên, chị rụng tóc, ăn kém, "đau thấu xương". Nghĩ cơ thể suy kiệt lại truyền thêm hóa chất sẽ khiến bệnh nặng, chị xin về tự điều trị bằng thuốc nam. Khoảng vài tháng sau, khối u sưng to, căng tức, sau đó vỡ chảy dịch vàng🍷 hôi và chảy máu không thể cầm.
Bác sĩ Ngô Văn Tỵ, khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân mang khối u lớn rất hiếm gặp, vỡ loét, hoạ🌟i tử nặng nề. Thông thường, khối u của bệnh nhân ung thư vú chỉ khoản🔥g một đến 4 cm đã phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, khối u của chị Ngân to 20 cm, tăng gấp 10 lần so với một năm trước.
"Lúc này, bệnh nhân không thể can thiệp hóa chất mà chỉ giải quyết khối u tạm thời, đồng thời sinh thiết đánh giá giai đoạn bệnh, sau đó đưa ra phác đồ điều trị mới", bác sĩ nói. Ngoài ra khối u lớn, xâm lấn nhiều cơ quan, diện tích cắt rộng, nên không thể đóng vết mổ lại bằng các chỉ khâu. Bác sĩ phải phẫu thuật lấy daꦦ đùi ghép vào vùng da ngực tổn thương.
Trường hợp khác, nam, 50 tuổi, u dạ dày, không ăn uống được nhưng kiên quyết không điều trị hóa chất vì nghĩ "hóa chất nuôi tế bào ung thư". Ông quyết định không điều trị hóa chất và đụng dao kéo, xin về nhà tự mua thuốc uố𒐪ng để "tăng miễn dịch".
Đây là hai trong nhiều trường hợp không muốn điều trị ung thư vì sợ hóa chất, sau đó đặt cược vào thuốc nam mong 𝓰thoát bệnh nhẹ nhàng. Nhiều bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt hoặc sức khỏe có tiến triển vẫn ngờ vực về phương pháp điều trị hiện đại, đến khi trở lại bệnh viện thì không còn cơ hội cứu chữa, chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ.
Lý giải tình trạng này, bác sĩ Tỵ cho rằng đa phần bị ám ảnh về tác dụng phụ của hóa chất. Trước đó, bệnh nhân trải qua cú sốc khi biết mình mắc bệnh, tiếp đó là nỗi sợ điều trị hóa chất cùng với tác dụng phụ như rụng tóc, ꧂sụt cân, bầm tím người. "Nhiều người bị kỳ thị do thay đổi ngoại hình sau truyền hóa chất dẫn đến mặc cảm, chán🅺 nản; hoặc sợ đối diện với máy móc, tia phóng xạ, không tin tưởng phác đồ rồi từ bỏ điều trị", bác sĩ nói.
Hiện, phác đồ điều trị ung thư gồm liệu pháp miễn dịch, thuốc trúng đích, truyền hóa chất, chăm sóc giả𒆙m nhẹ. Trong đó, hóa, xạ trị và phẫu thuật là ba trụ cột điều trị ung thư. Tùy tình trạng, giai đoạn bệnh, tính chất của khối u, bác sĩ có những chỉ định phù hợp từng người, phối hợp nhiều biện pháp để hiệu quả tốt nhất.
Lý do thứ hai là người bệnh thiếu hiểu biết, luôn nghĩ ung thư là án tử, "càng cố gắng can thiệp vào 🤡khối u càng khiến bệnh nặng". Lúc này, họ tin vào thuốc nam, thuốc gia truyền và lời quảng cáo từ "lang băm" để chữa bệnh. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư cao trên toàn cầu, với hơn 300.000 người mắc, gần 165.000 ca mới và 115.000 bệnh nhân chết mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị trên 30%.
Chưa kể, điều trị ung thư rất tốn kém, nhất là khi sử dụng các thuốc mới, như thuốc đích và liệu pháp miễn dịch, còn thuốc nam lại rẻ v🌠à tiện lợi, chỉ mất vài trăm💧 nghìn đồng có thể dùng một tháng. Đa số thuốc điều trị ung thư truyền thống như hóa chất hiện được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả. Tuy nhiên các thuốc này mức độ hiệu quả hạn chế, nhiều tác dụng phụ. Riêng liệu pháp miễn dịch chưa được BHYT chi trả, chỉ khoảng 10% trường hợp được tiếp cận do chi phí đắt đỏ.
Khảo sát năm 2015 do Viện N൩ghiên cứu Sức khỏe toàn cầu George thực hiện tại 8 quốc gia với gần 10.000 bệnh nhân ung thư, 20% trong số đó ở Việt Nam, cho thấy 55% gặp "thảm họa" tài chính và tử vong trong vòng một năm sau khi phát hiện bệnh. Sau 12 tháng♎ điều trị, 66% người bệnh phải đi vay tiền chữa, 34% không đủ tiền mua thuốc, 24% khánh kiệt kinh tế.
ℱ"Mang tâm lý có chữa chỉ tốn kém, nhiều người bỏ cuộc giữa đường khiếnಞ cái chết đến nhanh hơn", bác sĩ nói.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho rằng bệnh ung thư chứa nhiều bí ẩn𝄹 cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị. "Đây dường như là nguyên nhân thông tin về bệnh ung thư sai lạc, phản khoa học, dẫn tới không ít người bệnh bị lợi dụng", ông Quảng phỏng đoán.
Bác sĩ khuyến cáo tình trạng bệnh nhân tự ý bỏ về là mối nguy lớn, làm tăng nguy cơ tử vong. Ngoài ra, đa số bỏ điều trị khi trở lại viện đều ở🦄 giai đoạn càng muộn, gây tốn kém tiền bạc và mệt mỏi tinh thần. Thực tế, y khoa chưa ghi nhận trường hợp nào khỏi ung thư chỉ nhờ thuốc nam, thuốc gia truyền.
Bác sĩ Tỵ kỳ vọng bệnh nhân lắng nghe cơ thể và tin tưởng nhân viên y tế. "Ung thư là bệnh ác tính nhưng các phương pháp điều trị ngày càn🐼g tiến bộ, giúp n𝓀gười bệnh cải thiện và kéo dài thời gian sống, thậm chí khỏi bệnh", bác sĩ nói.
Thùy An