Người phụ nữ là một cư dân Tokyo, ngoài 30 tuổi, đã có một con với chồng từ 10 năm trước. Vì ch🍨ồng mắc bệnh di truyền, nên khi muốn có co💝n thứ hai, cô quyết định tìm người hiến tinh trùng trên mạng.
Đối tác được cô lựa chọn tự giới thiệu mình là người Nhật Bản, hơn 20 tuổi, tốt nghiệp Đại học 🐬Kyoto. Hai ngườ🦂i đã quan hệ tình dục 10 lần để có thai.
Tháng 6/2019, người phụ nữ mang thai. Đến tháng thứ ba, cô mới phát hiện đối tác t💜hực sự là người Trung Quốc. Anh ta cũng học ở một trường đại học khác, đồng thời giấu chuyện đã kết hôn.
Sự thật đến quá muộn màng khiến cô không thể phá thai nên ngay khi sinh đã cho đứa bé làm con nuôi. Tháng trước cô đệ đơn kiện người hiến tinh trùng 2,86 triệu USD (khoảng 65 tỷ đồng) vì n꧟hững tổn thất tinh thần.
Nhật Bản chưa có chế tài chặt chẽ trong hiến tặng tinh trùng. Cả đất nước 126 triệu dân chỉ có một ngân hàng tinh trùng thương mại mới được thành lập vào tháng 6/2021. Ngoài các cặp vợ chồng đã kết hôn, luật pháp không cho phép phụ nữ độc thân và các cặp đồng tính thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng hiến tặng. Ngay cả những cặp đủ điều kiện cũng ch♌ỉ có 12 cơ sở trong cả nước để làm việc này.
Sự 💟thiếu lựa chọn buộc nhiều người Nhật phải tìm cách lách luật. Nhu cầu này đang tạo ra cả một thị trường ngầm mua bán tinh trùng và trứng trên các mạng xã hội.
Luật sư của người phụ nữ cho biết, thân chủ của mình cho rằng mục đích của người hiến tặng tinh trùng là đạt khoái cảm tìnhܫ dục. Cô quyết định khởi kiện để tránh người khác đi vào vết xe đổ của mình
"Ở Nh꧃ật Bản, không có hệ thống công cộng hoặc luật pháp nào cho việc hiến tặng tinh trùng", luật sư nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba. Người này cũng cho biết thân chủ của mình mắc chứng rối loạn giấc ngủ từ lúc biết sự thật.
Bà Miz♓uho Sasaki, làm việc một cơ sở phúc lợi trẻ em, gọi người phụ nữ là nông cạn. "Không thể chấp ♔nhận được việc đối xử với đứa trẻ như một đồ vật. Nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn vì con sẽ tìm được cha mẹ nuôi thực sự yêu thương", Sasaki nói.
Bảo Nhiên (Theo Vice)