Đây 🧔là một trong 8 kiến nghị được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu lên với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của ngành Công Thương꧋, diễn ra chiều 12/7.
Báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết 6 th♎áng đầu năm nhu cầu phụ tải của ngành điện cao hơn kế hoạch 1% nhưng vẫn bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Tuy nhiên, ngành điện đang gặp♛ phải những khó khăn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án. Với các công trình lưới điện truyền tải 500-220kV, khối lượng thực hiện khởi công, đóng điện còn thấp (số công trình hoàn thành đạt 56% kế hoạch, khởi công đạt 36%).
“Hầu hết các dự án điện đều thiếu vốn, khoảng trꦍên dưới 40 dự án xây dựng nguồn điện v💟à hàng trăm dự án xây dựng lưới truyền tải”, Bộ trưởng Tuấn Anh nói.
Trước những khó khăn về nguồn vốn෴ cho các dự án của🍃 Tập đoàn Điện lực (EVN), nhất là các dự án điện nông thôn trong 4 năm tới, Bộ trưởng Công Thương đề nghị Chính phủ vay vốn ODA làm nguồn ngân sách cấp cho các chủ đầu tư. “Cho phép các dự án điện được vay l🍎ại Bộ Tài chính nguồn vốn ODA và các nguồn vay ưu đãi nước ngoài theo đúng các điều kiện cho vay của nhà tài trợ, không áp dụng cơ chế cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, làm tăng chi phí đi vay đối với dự án”, trưởng ngành 🦩Công Thương kiến nghị.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép bổ sung các dự án điện vào danh mục các dự án được vay tín 🦩dụng ưu đãi Nhà 𒁏nước đối với các hạng mục di dân tái định cư và chế tạo thiết bị trong nước.
Trước đó, theo báo cáo về bảo lãnh vốn vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước vừa được Bộ Tài chính trình Chính phủ, EVN hiện có số nợ vay 9,7 tỷ USD, ch⛎iếm 61,2% số vay nợ được bảo lãnh của lĩnh vực đ💃iện. Riêng trong năm 2015, EVN được cấp bảo lãnh hơn 2 tỷ USD cho 2 dự án mà tập đoàn làm chủ đầu tư trực tiếp.
Trong báo cáo này, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh EVN và các công ty điện lự🦩c phải xử lý vấn đề lỗ chênh lệch tỷ giá hằng năm do nguồn thu bán điện đến từ nội tệ trong khi có nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ. Đồng thời, Bộ Công Thương cần xem xét các khoản lỗ này do chính sách hay không, để đảm bảo tiêu chí doanh nghiệp không bị lỗ khi xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ. Nếu EVN có các dự án triển khai, huy động vốn lớn, cần phải được Quốc hội phê duyệt bảo lãnh vì liên quan đến an ninh tài chính quốc gia.
Cũng tại hội nghị sơ kết 6 tháng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh còn nêu bất cập khi các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc ngành công thương triển khai các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
“Khi áp dụng chủ trương đầu tư nguồn vốn từ ngân sách thì có khó khăn, bất cập khi thực hiện theo Luật Xây dựng, phải giao cho các cơ quan, bộ, ngành có chức năng quản lý tham gia thẩm định, phê duyệtꦉ các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (FS), thiết kế cơ sở.
“Nếu khối lượng công việc lớn, nhưng nguồn nhân lực, năng lực của Bộ quản lý không đủ điều kiện đ⛦áp ứng nhu cầu về chất lượng, khiến thời gian hoàn thiện dự🌟 án đầu tư không đúng tiến độ”, Bộ trưởng Tuấn Anh nêu thực tế.
Do đó, để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, ông cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép phân🌠 cấp uỷ quyền cho các chủ đầu tư là tập đoàn, tổng công tyဣ trực tiếp phê duyệt các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (FS), thiết kế cơ sở…