Sáng 12/7, Bộ Công Thương công bố kết luận thanh tra về quản lý và điều hành cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị liên quan. Cuộc thanh tra này được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng, trong bối cảnh thiếu điện♉, phải cắt điện luân phiên ở miền Bắc vào cuối tháng 5.
༒Cảnh báo nguy cơ thiếu điện, nhất là miền Bắc đã được nêu ra cách đây vài năm do nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong khi các nguồn điện chậm đưa vào vận hành.
💜Thanh tra Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn 2021-2023, EVN chậm đầu tư, hoàn thành nguồn và lưới điện, cũng như chậm khắc phục sự cố tổ máy một số nhà máy nhiệt điện, làm giảm khả năng cung cấp điện. Việc này khiến chuẩn bị nguồn điện bị động, giảm dự phòng an ninh năng lượng.
♑Cũng theo kết luận thanh tra, việc điều độ, vận hành hệ thống điện mất cân đối trong huy động các nguồn điện tại nhiều thời điểm. Lịch điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia trong mùa khô 2023 chưa được tuân thủ chặt chẽ dẫn tới gián đoạn cung ứng điện diện rộng, nhất là tại miền Bắc từ nửa cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6.
ಌVì thế, cắt điện đột ngột, không báo trước gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng tới đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư.
🏅Trước những tồn tại, vi phạm này, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo phân cấp quản lý nhà nước) kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý hoặc kiến nghị xử lý với Hội đồng thành viên EVN, các cá nhân có liên quan.
ღEVN kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý với Ban Tổng giám đốc, các ban tham mưu liên quan.
♊Hiện EVN và các tổng công ty phát điện nắm hơn 38% nguồn điện, còn lại các nguồn của Tập đoàn Than - khoáng sản (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà máy BOT, điện tái tạo của tư nhân. Do đó, kết luận thanh tra cũng yêu cầu TKV, PVN kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý tập thể, cá nhân liên quan tới cung ứng than và khí cho sản xuất điện. Đồng thời, các đơn vị này cần có biện pháp quản lý, điều hành cung cấp điện và chủ động khắc phục các tồn tại, không để tình trạng thiếu, cắt điện tái diễn thời gian tới.
ꦕTừ cuối tháng 5, Hà Nội và nhiều địa phương tại miền Bắc trải qua những ngày thiếu điện do nhu cầu sử dụng tăng vọt mùa nắng nóng. Thủy điện, một trong hai nguồn cung chính cho miền Bắc, sụt giảm huy động vì hạn hán. Còn nhiệt điện, một số tổ máy gặp sự cố kéo dài với công suất không huy động được khoảng 2.100 MW.
Thiếu điện𝐆 là một trong số vấn đề khiến cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội bày tỏ lo ngại. Đầu tháng 6, nhiều doanh nghiệp có nhà máy tại khu công nghiệp của Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang cho biết đã bị cắt điện nhiều giờ, liên tục trong tuần.
Trong báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II vừa công bố, các doanh nghiệp châu Âu🍰 cũng phản ánh ảnh hưởng sản xuất do thiếu điện. Tình hình đã ổn định hơn nhờ các cơn mưa lớn, nhưng khoảng 60% số doanh nghiệp nói thiếu điện tạo ra một số thách thức với họ; khoảng 10% bị tác động nghiêm trọng.
꧒Báo cáo gửi Chính phủ cuối tháng 6, EVN cho biết, nhu cầu sử dụng điện của miền Bắc tăng bình quân 10% một năm, tương đương 2.400-2.900 MW. Nhưng các nguồn điện mới dự kiến đưa vào vận hành trong 2024 và 2025 lần lượt 780 MW và 1.620 MW, tức chỉ bằng 30-50% nhu cầu dùng điện tăng thêm tại phía Bắc. Do đó, EVN cho rằng, cung ứng điện cho miền Bắc tới 2025 vẫn gặp khó khăn, nhất là giai đoạn cuối mùa khô khi mức nước các hồ thủy điện xuống thấp.
💃EVN cho biết sẽ kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan trong việc phải tiết giảm điện thời gian qua để rút kinh nghiệm, khắc phục. Tập đoàn này cũng đang tính toán, phân tích kịch bản và nghiên cứu giải pháp để thực hiện tốt hơn cung ứng điện các năm tới.