Theo bản quy hoạch ngành than điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Bộ Công Thương công bố ngày 31/8, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than trong các giai đoạn của quy hoạch khoảng 41-44 triệu tấn vào năm 2016; 47-50 triệu tấn vào năm 2020; 51-54 tri💟ệu tấn vào năm 2025 và 55-57 triệu tấn vào 🐻năm 2030.
Bản quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành thăm dò bể than Đông Bắc sau 4 năm nữa. Đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ than để huy động vào thiết kế trong giai đoạn 2021-2030 và sa♏u 2030.
Với bể than sông Hồng, quy hoạch đặt ra trước năm 2020 hoànᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thành thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II, huyện Tiền Hải – Thái Bình; trên cơ sở thử nghiệm, sẽ tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ hợp lý.
Trả lời câu hỏi của báo chí, liệu Việt Nam còn có thể khai thác than trong bao lâu, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, với nguồn tài nguyên khai thác h💎iện tại dự kiến thời gian khai thác than còn kéo dài “vài trăm năm nữa”.
Ông Lê Văn Duẩn - Phó giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin tính toán, hiện tại Việt Nam vẫn tập trung khai thác bể than Đông Bắc với tổng trữ lượng còn lại khoảng 6,2 tỷ tấn. Nếu tính bình quân mỗi năm khai thác 50 triệu tấn, thì riêng trữ lượng than tại bể Đông Bắc còn khai thác được 40-50 năm nữa. Chưa kể, nếu quá trình thử nghiệm bể than sông Hồng thành công (trữ lượng khoảng 42 tỷ tấn than), thì tài nguyên tꩲhan còn có thể khai thác vài trăm năm nữa.
Để đảm bảo khai thác than theo quy hoạch điều chỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 269.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 17.930 tỷ đồng một năm. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng hơn 95.000 tỷ đồng (bình quân hơn 19.000 tỷ đồng một năm); Giaꦯi đoạn 2021-2030 nhu cầu vốn đầu tư hơn 172.000 tỷ đồng (bình quân 17.000 tỷ đồng một năm).
"Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho⭕ đầu tư mới và cải tạo mở rộng..., được thu xếp từ các nguồn tự có, vốn vay thương mại, vay ưu đãi và huy động qua các kênh chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác", ông Nguyễn Khắc Thọ cho biết.
Riêng với cân đối nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu dùng và than cấp cho điện để đảm bảo an ninh năng lượng, lãnh đạo Tổng cục Năng lượng cho hay, bản quy hoạch điều chỉnh cũng sẽ hướng tới việc giảm xuất khẩu, thay vào đó là nhập khẩu than. Dự kiến tới năm 2030 Việt Nam cần nhập 70 triệu tấn than. Hiện, Thủ tướng đã⛄ có văn bản đồng ý cho Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoà𝔍n Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép nhập khẩu than.
"Kinh doanh than là kinh doanh có đꦗiều kiện (có cả xuất, nhập than) nên ai đủ điều kiện thì được kinh doanh. Trong khi nguồn than cấp cho điện phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, nên để đủ than cho điện thì vẫn cần nhập khẩu", ông Thọ lý giải và tiết lộ, ngoài việc cho phép 3 tập đoàn trên nhập khẩu, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công Thương thành lập Ban chỉ𒊎 đạo nhập♈ khẩu than để thu xếp nhập khẩu than sau này, đáp ứng nhu cầu trong nước.