GS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: V.A. |
- Theo quan điểm của ông thực chất của phân ban là gì?
- Thời gian qua, do phương án phân ban của ta chưa thích hợp nên nhiều người hiểu sai về mục đích của phân ban. Phân ban là rất cần thiết giúp định🔜 hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh. Sau khi tốt nghiệp phổ thông có người sẽ học đại học, có người sẽ học cao đẳng nghề, công nhân kỹ thuật. T🍸uy nhiên, vấn đề ở đây là phân ban như thế nào và thời điểm nào là thích hợp.
Hà Lan, Pháp và một số nước châu Âu người ta phân 3 ban từ sau tiểu học. Ban thứ nhất chỉ học có 4 năm, kiến thức nhẹ nhàng. Ban này dành cho những em sau khi tốt nghiệp làm công nhân. Ban thứ hai học ꦕ5 năm dành cho những em học CĐ kỹ thuật. Ban thứ ba học 6 năm dành cho các em sau đó theo học tại các viện nghiên cứu, đại học. Như vậy, phân ban sẽ gắn với thị trường lao động, phân luồng học sinh.
- Vậy nguyên nhân thất bại của lần phân ban thứ nhất và lần thí điểm thứ hai ở VN là ở đâu?
- Một đề án muốn thành công thì phải nắm được nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và phù hợp với điều kiện xã hội. Trong l𝔍ần phân ban đầu tiên (1992-1998), ban B (kỹ thuật) gần như không có ai muốn vào. Cò🅺n trong lần phân ban này (thí điểm từ năm học 2003-2004), ban C (xã hội) rất ít học sinh đăng ký. Khi phương án phân ban không hợp lòng dân thì chắc chắc không được hưởng ứng.
Theo tôi cách phân ban theo các kඣhối A, B, C chủ yếu phục vụ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Vài năm tới, khi chúng ta k💧ết hợp kỳ thi ĐH, CĐ với tốt nghiệp THPT, bỏ các khối thi thì việc phân ban này không còn ý nghĩa. Hiện nay, những học sinh trung bình, không có ý định thi đại học vẫn phải gồng mình học các kiến thức cao siêu. Kiến thức quá nặng các em không tiếp thu nổi, dẫn tới chán nản. Kiến thức thì luôn luôn cần, nhưng liệu một công nhân kỹ thuật có cần phải học những phương trình toán phức tạp, những tác phẩm văn học kinh điển nước ngoài?
- Nhưng thưa ông, các nhà viết sách giáo khoa phân trần là bị oan. Họ chỉ viết sách dựa trên chương trình Bộ GD&ĐT đã ban hành?
- Quả thật ở đây có vấn đề về chương trình. Khi t🌱hẩm định sách giáo khoa phân ban, tôi cũng đề nghị là cho học sinh học ít tác phẩm thôi, dành thời thời gian cho các em học thật kỹ. Nhưng các nhà biên soạn nói là: "Chương trình chuẩn được duyệt rồi, học sinh phải học đủ các tác phẩm A, B, C..". Tuy nhiên, ở đây cũng có lỗi của người viết sách. Chương trình quy định phải học tác phẩm A nhưng việc quyết định chọn đoạn nào là chuyện của anh. Đưa đoạn quá khó, quá dài thì học s𓂃inh lại khổ. Rồi việc đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức nữa, nếu học sinh tự nhiên thì chỉ đặt câu hỏi vừa phải thôi, đừng đòi hỏi quá cao siêu.
Hiện nay, học sinh phân ban kêu quá tải, tôi cho rằng cꦰó𒅌 2 loại quá tải. Quá tải về chất tức là chúng ta dạy những điều mà tầm tư duy các em không tiếp thu nổi. Dạng quá tải này rất khó điều chỉnh. Còn quá tải về lượng dễ điều chỉnh hơn, Bộ có thể điều chỉnh bằng cách cắt bỏ bài A, bài B.
- Sau 2 năm thí điểm thất bại, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng phương án điều chỉnh, ông có nhận xét gì về phương án này?
-💛 Tôi không tình với phương án hiện nay (lớp 10, 11 phân làm 2 ban tự nhiên (A) và xã hội (C), đến lớp 12 phân làm 4 ban tương ứng với 4 khối thi A, B, C, D. Các phương án phân ban hiện nay chỉ nhằm vào đích thi đại học, cao đẳng. Tôi cho rằng, đến năm 2008 khi chúng ta dự kiến bỏ thi ĐH, CĐ thì tất cả các phương án này sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
- Vậy theo ông tại thời điểm này, chương trình phân ban nên giải quyết như thế nào?
- Tại thời điểm hiện nay nên để học sinh học tập bình thường. Khi chúng ta nghiên cứu được 1 phương án phân ban thích ứng thì sẽ bắt đầu tiến hành đại trà. Bộ GD&ĐT phải hết sức cầu thị, lấy ý kiến của xã hội, đặc biệt là học sinh, những người đang t🐼hụ hưởng chương trình thí điểm. Chúng ta không nên vì kế hoạch đã định mà cứ tiến hành thí điểm rồi áp dụng đại trà. Nếu tiến hành một đề án không được chuẩn bị chu đáo, chưa thật sự thuyết phục thì không có lợi.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng: Tôi đã phản đối chương trình phân ban này ngay từ lúc mới thí điểm. Thế giới đã có nhiều mô hình phân ban tốt, sao chúng ta không học tập, ứng dụng vào điều kiện cụ thể lại sản sinh ra chương trình phân ban không giống ai. Học sinh phải được hưởng giáo dục toàn diện, việc phân ban nếu áp dụng chỉ nên tiến hành ở lớp 12, khi học sinh có định hướng rõ rệt về môn sở trường, sở đoản. Trung Quốc hiện nay cũng áp dụng phân ban nhưng họ theo mô hình 3 + X. Ba môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ mức độ đề thi đại học các ban như nhau, còn X là môn theo sở trường ví dụ như Lý, Sử... Như vậy, vẫn đảm bảo giáo dục toàn diện.Bộ GD&ĐT nên dừng ngay việc thí điểm, bình tĩnh xem xét lại việc đã làm, rút kinh nghiệm đầy đủ rồi hãy đưa ra phương án điều chỉnh. Theo tôi, sách giáo khoa phân ban hiện nay quá nặng. Vừa qua, Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật VN đã đề cử ra những nhà giáo, nhà khoa học thẩm định sách giáo khoa. Mặc dù kinh phí rất ít, nhưng các nhà khoa học đã có những công trình phản biện rất xuất sắc. Chỉ tiếc là Bộ GD&ĐT không mấy quan tâm và cũng không đóng góp kinh phí cho chương trình này.
Việt Anh thực hiện