Ngày 20/9, đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tới Nhà x﷽uất bản Giáo dục Việt Nam để kiểm tra quy trình biên tập, in ấn, phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019. Đoàn gồm 4 thành viên, được thành lập th✃eo quyết định do Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ký một ngày trước đó.
Đầu năm học 2018-2019, phụ huynh nhiều tỉnh thànhꦫ như Hà Nội, TP HCM phải đi tới nhiều cửa hàng vẫn không mua đủ sách giáo khoa cho🦩 con.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (Bộ Giáo dục), lý giải sự gia tăng đột biến học sinh các lớp đầu cấp ở một số thành phố dẫn đến thiếu sách tạm thời. Thông tin sắp thay sách giáo khoa cũng khiến một vài công ty sách và thiết bị trường học đặt kế hoạch thấp để tránh tồn kho. Việc này ảnh hưởng đến kế hoạch in ấn, phát hành ✅của Nhà xuất bản Giáo dục.
Tại cuộc họp Thường💎 vụ Quốc hội ngày 19/9, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban𓂃 Tư pháp và bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện đã đề nghị Bộ Giáo dục thanh tra làm rõ có hay không tình trạng độc quyền in sách giáo khoa, tại sao in bài tập vào sách để năm sau không dùng được, dẫn đến lãng phí.
"Chúng tôi phản ánh lại ý kiến cử tri cần làm rõ vì sao mỗi năm để phí tới 100 triệu bản sách giáo khoa. Tính ra một năm mất khoảng 1.000 tỷ đồng mua sách, nhưng năm sau không dùng được", bà Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh thiꩲếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết đã tổ chức giám sát việc xuất bản sách giáo khoa, cuối năm sẽ công ꦇbố kết quả.
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp 10ꦺ0% vốn nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty đang chiếm khoảng 80% thị phần phát hành sách cả nước. Ngoài ngành nghề kinh doanh chính, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực buôn bán vật tư và bất động sản.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2017-2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtrưởng liên tiếp 4% một năm, dự kiến năm 2022 cán mốc 1.500 tỷ đồng doanh thu và 90 tỷ đồng lợi nhuận.