Tài liệu Hỏi - Đáp về kỳ thi THPT quốc gia nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của thí sinh dự thi. VnExpress trích đăng các giải đáp.
Những đổi mới căn bản của kỳ thi THPT quốc gia?
Thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai m๊ục đích riêng rẽ như trước đây, kỳ thi THPT quốc gia nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh vào ĐH, CĐ; có tác động tích cực đối với quá trình dạy và học ở nhà trường phổ thông.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải thi 4 môn (gọi là ꦕ4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Kết quả 4 môn này 🐽được sử dụng kết☂ hợp với điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cũng được sử dụng để tuyển sinh vào các ngành phù hợp của các trường ĐH, CĐ (nếu trường sử dụng các môn này để tuyển sinh). Ngoài ra, để có thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh đăng ký thi thêm các môn tự chọn khác.
🔥 Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ cần đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐꦑH, CĐ.
Thí sinh không học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học, được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn. Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy♕ định của Bộ GDĐT sẽ được xem xét miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt ngꦕhiệp THPT.
Tổ chức coi thi, chấm thi theo các cụm tập trung do trường ĐH có đủ năng lực được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chủ trì, với sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và giáo viên các trường THPT. Tại các địa phương đặc biệt khó khăn, không có cụm thi do trường ĐH chủ trì, những thí sinh tham dự thi 4 môn tổi thiểu để được xét côn🍨g nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh (phương án tuyển sinh sẽ được công bố trước ngày 15/10/2014) thi đề chung như các thí sinh khác, nhưng thi tại cụm thi được tổ chức ở địa phương do Sở GD&ĐT chủ trì.
Thí sinh sẽ dự thi trước, sau khi có kết quả thi mới đăng ký tuyển sinh vào các ngành của trường ĐH, CĐ. Việc này sẽ tạo𓆉 cơ hội cho thí sinh vào ꩵhọc các trường ĐH, CĐ phù hợp với kết quả thi và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây, có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn trượt ĐH.
Các trường ĐH, ཧCĐ sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển siꦓnh làm Phương án tuyển sinh của trường gửi về Bộ GDĐT (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) trước ngày 15/10/2014.
Các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh hoặc chỉ sử dụng kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh một phần chỉ 🌠tiêu, 𒐪phần còn lại tuyển sinh bằng phương án khác thì xây dựng Đề án tuyển riêng của trường, gửi về Bộ GD&ĐT (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) trước ngày 31/10/2014.
Có ý kiến cho rằng chỉ nên giữ lại kỳ thi tuyển sinh꧟ ĐH, CĐ, không nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét tốt nghiệp THPT. Quan điểm của Bộ GD&ĐT như thế nào 🤪về ý kiến này?
- Thi, kiể🌳m tra, ༺đánh giá là một khâu của quá trình dạy học, có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hoạt động khác của quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường phổ thông, có tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả dạy học và luôn được toàn xã hội quan tâm.
Thi tốt nghiệp THPT được quy định trong Luật Giáo dục, kỳ thi này không chỉ nhằm để xét công nhận học sinh tốt nghiệp THPT mà quan trọng hơn l𓆉à nhằm khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy💫 học sinh tích cực học tập, cung cấp thông tin phản hồi hữu ích, giúp cho giáo viên, nhà quản lý điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý để đạt mục tiêu chất lượng dạy học ngày càng cao.
Thực tế cho th൩ấy, nếu không thi thì cả người học và người dạy đều rất ít cố gắng. Hơn nữa, bằng tốt nghiệp THPT và kết quả thi còn là minh🎃 chứng cần thiết để phân luồng học sinh trong điều kiện hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của tất cả thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT; là điều kiện cần để tuyển dụng lao động, tuyển sinh đào tạo trong và ngoài nước.
Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức “3 chung” những năm qua; không phải là bỏ 1 trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi với 2 mục đích. Phương thức này phù hợp với xu hướng chung của các nư🐷ớc trên thế giới, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển, đó là coi trọng các điều kiện đảm bảo chất lượng, q✤uản lý quá trình giáo dục và quản lý chất lượng đầu ra.
Từ✱ đó thấy rằng, cả xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đều cần đến thi.
Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia có phát sinh tốn kém cho thí sinh so với các kỳ thi những năm qua?
So với chi phí cần cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và ba đợt thi ĐH, CĐ trước đâ🙈y trong một năཧm thì chi phí của kỳ thi THPT quốc gia sẽ giảm đi nhiều vì các lý do chính sau:
Đối với hầu hết t♎hí sinh, từ năm 2014 trở về trước phải tham dự 2 kỳ thi liền nhau; đặc biệt kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ các thí sinh ph🧔ải di chuyển rất xa đến các tỉnh/thành phố để dự thi gây khó khăn, tốn kém cho gia đình và xã hội. Năm nay, với việc chỉ tham dự một kỳ thi được tổ chức thành nhiều cụm thi, thí sinh đỡ phải đi xa sẽ giảm bớt nhiều chi phí cho thí sinh dự thi;
T🍷rước đây, nếu thí sinh tham dự cả 2 kỳ thi thì ít nhất phải làm bài với 7 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 môn thi tuy🎶ển sinh ĐH hoặc CĐ); nhiều thí sinh tham dự 3 đợt thi với 10 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1 và 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2); có những thí sinh tham dự tất cả 4 đợt thi với 13 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kì thi TN THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2 và 3 môn thi trong đợt tuyển sinh CĐ). Nhưng, trong Kỳ thi THPT quốc gia mỗi thí sinh chỉ phải dự thi 4 môn thi tối thiểu, nhiều nhất là 8 môn thi và phổ biến sẽ là 5 hoặc 6 môn thi; với các thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT từ 2014 về trước) thì số môn thi còn giảm đi. Do vậy, áp lực thi cử sẽ giảm đi rất nhiều. Thí sinh, gia đình và xã hội cũng sẽ giảm được chi phí cho Kỳ thi;
Về phía Bộ GD&ĐT, trước đây Bộ phải xây ꧂dựng ít nhất là 5 bộ đề thi (2 bộ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 bộ cho 3 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ). Với kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT chỉ phải xây dựng một bộ đề thi;
Mặc dù, năm 2015 có mộ💟t số khó khăn phát sinh khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhưng sẽ không phát sinh thêm chi phí. Ví dụ, các trường ĐH, các sở GD&ĐT chủ trì tổ chức cụm thi trong thời gian 4 ngày, dài hơn so với 2 ngày đối với từng đợt thi từ năm 2014 trở về trước, nhưng xét về tổng thể so với việc các trường ĐH phải tổ chức 2 hoặc 3 đợt thi trước đây thì tổng thời gian tổ chức thi được rút ngắn. Cán bộ, giáo viên, giảng viên🅠 làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi có thể sẽ phải di chuyển nhiều hơn, xa hơn so với những năm trước, nhưng lại tạo điều kiện cho một số lượng rất lớn thí sinh không phải di chuyển xa như những năm trước.
Năm 2016, Bộ GD&ĐT có đổi mới gì về kỳ thi THPT quố🎶🐲c gia nữa hay không?
- Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia bắ▨t đầu từ năm 2015 nên năm 2016 vẫn giữ ổn định về cơ bản, nhưng sẽ có những điều chỉnh để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi. Chẳng hạn, đề thi tiếp tục đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở, các câu hỏi vận dụng kiến t🌃hức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.
Bộ GD&ĐT có tính đến quyền lợi củ♈a thí sinh, đối tượng bị tác động nhiều nhất trong đổi mới thi cử?
- Bộ GD&ĐT luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến của xã hội, trong đó có ý kiến của học sinh, đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc đổi mới thi cử. Phương án thi được chọn có mục tiêu quan☂ trọng là hướng ꩲđến bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
Trong những năm trước mắt, chưa đòi hỏi các em phải thay đổi cách học hay bổ sung kiến thức gì nhiều, các em vẫn tiếp tục học▨ c🎉hương trình, sách giáo khoa phổ thông như hiện nay đến khi áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới.
Việc đổi mới thi, tuyển sinh sẽ được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ. Tất nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào cũng ít nhiều gây lo lắng cho thí sinh, nhất là khi cách thi cũ đã tồn tại rất nhiều năm và trở nên quen ജthuộc, dù đã bộc lộ rõ một số hạn chế và tốn kém. Những tha🎀y đổi không gây khó khăn đến học sinh học chương trình và sách giáo khoa hiện hành thì có thể thực hiện được ngay. Do đó, các em yên tâm học tập, không có gì phải lo lắng.
Khi nào Bộ GD&ĐT công bố “Qu🥂y chế tuyển sinh 2015”?
Quy chế tuyển sinh năm 2015 hiện được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì khẩn trương xây dựng. Tất cả những vấn đề kỹ thuật 𒈔của việc tuyển sinh sẽ được cụ thể hóa trong quy chế mới. Dự kiến quy chế kỳ thi THPT quốc gia sẽ được ban hành vào đầu năm 2015. Thông tin tuyển sinh của từng trường ĐH, CĐ sẽ được các trường ĐH công bố công khai trên trang tin điện tử của trường, đồng thời báo cáo về Bộ. Khi có đầy đủ thông tin, Bộ sẽ công bố trên website của Bộ.
Xuân Hoa