Chiềuꦕ 14/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên giám sát về thực hiện các nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị bỏ đề xuất của Đoàn gi🌸ám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của nhà nước.
Ông Sơn cho rằng hiệ⛄🌺n tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của sách giáo khoa trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Theo Bộ trưởng, nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo ꦏdục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
"Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚmột bộ sách giáo khoa🙈, tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?", Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi.
Ông cũng cho hay trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ sách giáo khoa nào. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang ra sức hướng dẫn, điều chỉnh, yêu cầu giáo viên thay đổi quan niệm và cách sử dụng sách giáo k🌄hoa; coi đó là 🅺trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học.
Do đó, Quốc hội có cần phải thông qua việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu nữꦗa h꧋ay không, ông đặt câu hỏi.
Nếu lo lắng về an toàn a༺n ninh sách giáo khoa thì điều này cũng không thành vấn đề, vì Nhà xuất bản Giáo dục, doanh nghiệp 100% ꧋vốn nhà nước đang nắm bản quyền hai bộ sách. Những bộ sách giáo khoa cuối cùng cho chương trình mới cũng đã được biên soạn xong.
Việc Bộ biên soạn một bộ sách nữa không chỉ ản𒁏h hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa trong biên soạn và phát hành sách giáo khoa, mà còn có thể tác động tới tinh thần đổꦇi mới mà toàn ngành đang hướng tới về mặt phương pháp, ông nói.
Cũng theo ông Sơn, việc này khác với nội dung nghị quyết 122 năm 2020. Theo nghị quyết, Bộ chỉ tổ chức 🔴biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.
"Vậy thì tổ chức chuẩn bị nội dung một bộ sách không giải quyết được mấy vấn đề", ông Sơn nhận địn𒁃h.
Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội nêu rõ chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Ngoài ra, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ với kinh phí 16 triệu USD từ nguồn vốn vay của Ngân🐽 hàng Thế giới.
Tuy nhiên vì nhiều lý do, Bộ Giáo dục và Đào tạo không thực hiện được việc này. Sau đó, Quốc hội đồng ý nếu mỗi môn học đã có ít nhất một bộ sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt thì không dùng ngân sách để biên soạn sách giáo khoa củ♌a môn đó nữa.
Từ năm 2020, lộ trình thay sách giáo khoa mới bắt đầu được thực hiện, ở mỗi khối lớp đều có ít nhất ba bộ sách giáo khoa để các nhà trường, phụ huynh chọn lựa. Đến năm học này, việc thay sách ở cấp tiểu học đã thực hiện đến lớp 4, cấp THCS 🃏đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói hiện ngành giữa chặng đường đổi mới. Những khó kh🌳ăn ban đầu là không thể tránh khỏi nhưng đang được khắc phục 🉐và ngày càng tốt thêm.
Vấn đề lớn lúc này là 🧸𓆏đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá, gia tăng chiều chất lượng của đổi mới, cố gắng ổn định chính sách cho tới hết chu kỳ đổi mới rồi mới tính tới những điều chỉnh chính sách lớn nếu có.
Do đó, ông Sơn kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết thúc đẩy đổi mới giáo dục. Trong đó, nhà nước tính đến các phương án tăng cường điề🔜u kiện đảm bảo cho đổi mới như làm sao cho đủ giáo viên, thu nhập đủ để giáo viên thực sự sống bằ🥂ng nghề, thấy được động viên và tiếp tục phấn đấu đổi mới và tự đổi mới.
"Nhân tố quyết định thành công đổi mới là yếu tố ♏con người, là thầy cô giáo. Giới hạn của số lượng và chất lượng nhà giáo, giới hạn của năng lực và trình độ của nhà giáo là giới hạn của đổi mới và giới hạn chất lượng giáo dục", ông Sơn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng cần đủ trường lớp kiên cố, nhà công vụ cho giáo vi🗹ên vùng xa, nhà vệ sinh cho trường học, đủ trang thiết bị cho giáo dục, đủ đầu tư tài🅺 chính cho các hoạt động...
"Nếu không có những cái tối thiểu đó, ngành giáo dục, các nhà giáo có nỗ lực mấy cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn", ông ♛Sơn nói.