ꦉNgày 21/7, ba tổ chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu chấm lại bà🐎i tại các hội đồng thi tỉnh Hòa Bình, Lâm Đồng và Bến Tre. Mục💖 đích để Bộ ꦯcó cơ sở đánh giá tổng thể về chất lượng công tác chấm thi.
Đại diện Bộ Giáo dục cho biết, gần như năm nào việc chấm thẩm định cũng diễn ra ở một số địa phương, căn cứ vào cơ sở phân tích dữ liệu thi và những tiêu chí nhất định. "Địa phương có kết quả phân tích dữ liệu bình thường vẫn chấm thẩm định, tuy nhiên tập trung vẫn ở nơi có nghi ngờ về điểm thi", Cục phó 𒈔Quản lý chất lượng Trần Văn Nghĩa n💟ói.
Theo quy chế, Bộ Giáo dục thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm toàn bộ hoặc một phần bài thi. Thông thường các bài phúc khảo, bài thi được💞 điểm cao là nhóm chính được khoanh vùng. Cục phó Quản lý chất lượng không thông tin cụ thể quy mô chấm thẩm định ở Hòa Bình, Lâm Đồng, Bến Tre vì "tổ trưởng tổ chấm trực tiếp mới quyết định việc này".
Quy trình chấm thẩm địnhꦯ giống chấm thi thông thường. Với bài Ngữ văn tự luận sẽ chấm 2 vòng độc lập, chấm trắc nghiệm cũng phải🧸 quét dữ liệu, rà soát lỗi và chấm bằng phần mềm máy tính.
Kết quả chấm thẩm định, theo quy chế thi THPT quốc gia, được Hội đồng chấm thẩm định của Bộ Giáo dục quyết định là điểm chính thức của bài thi. "Thực tế, Hội đồng s💞ẽ căn cứ thực tiễn kết quả chấm để quyết định lấy điểm gốc hay điểm sau khi chấm lại là điểm chính thức", Cục phó Trần✤ Văn Nghĩa nói.
Tỉnh Hòa Bình khiến dư luận nghi ngờ khi có số thí sinh đạt điểm Toán từ 9 trở lên là 27, chiếm🐟 4,7% cả nước. Xét theo khối thi truyền thống (A, A1, B, C, C3, D1), tỉnh miền núi này có 22 trên tổng số 324 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên.
Giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình, ông Bùi Trọng Đắc khi báo cáo với Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Mạnh Hùng ngày 19/7 về tình hình thi của tỉnh, đã khẳng định: "Điểm thi của thí sinh là chính xác, khách quan, không có bất kỳ ꩲsự can thiệp nào vào bài làm của thí sinh".
Ngoài Hòa Bình, một số địa phương khác như Bạc Liêu, Kon Tum, Điện Biên cũ𒀰ng có những nghi vấn về điểm cao.
Trước đó, ba đoàn công tác của Bộ Giáo dục đã lên Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn rà soát, xác minh dấu hiệu bất thường trong điểm thi THPT quốc gia. Kết quả, 2/3 địa phương này đều có sai phạm trong chấm thi, tổ chức thi. Đặc biệt tại Hà Giang có 114 thí sinh với 330 bài thi được nâng đ🦄iểm từ 1 đến 29,95.
Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) - người trực tiếp sửa bài làm, kết quả điểm thi của thí sinh đã bị bắt truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.
Tại Sơn La, Bộ Công an, Công an tỉnh và đoàn công tác của Bộ cũng bước đầu xác định có dấu hiệu chỉnh sửa, can thiệp vào bài thi của thí sinh𒊎. Các khâu chấm thi, bảo quản, niêm ph🐬ong bài thi, chuẩn bị cho công tác coi thi, chấm thi của địa phương này "đều có vấn đề".
Trong văn bản gửi tới các tỉnh thành ngày 20/7, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia ở địa phương chủ động rà soát, đánh giá quy trình thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương, nhất là khâu coi thi, chấm thi. Quá trình rà soát, nếu phát hiện sai phạm, địa phương cần nhanh chóng báo cáo về Bộ Giáo dục, căn cứ tình hình cụ thể có thể đề nghị công an phối hợp điều tra, làm rõ 🐭trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
"Phối hợp chặt chẽ, tạo điề♎u kiện tốt nhất để triển khai công tác chấm thẩm định theo yêu cầu của Bộ Giáo dục", công văn của Bộ nêu.