Ngày 13/4, ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, trong buổi họp về dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chiều qua, đại diện Bộ Gi𝕴ao thông Vận tải cho biết đã trình Thủ tướng 5 phương𒅌 án giải quyết đối với trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Phương án một, giữ nguyên vị trí trạm, giảm giá 30% cho tất cả xe qua trạm, ôtô 4 chỗ từ 25.000 đồng mỗi lượt xuống còn 15.000 đồng và mởꦍ rộng phạm vi miễn giảm cho các hộ dân sống lân cận. Thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm 9 tháng. Với phương án này sẽ không cần Nhà nước bố trí ngân sách nhưng lại kéo dài thời gian hoàn vốn.
Phương án hai, lập thêm một trạm trên tuyến tránh sau đó thu cả hai trạm, giảm giá vé trạm trên quốc lộ xuống khoảng 30% 🌞và giữ nguyên mức giá cũ đố🅘i với trạm tuyến tránh. Ưu điểm của phương án là giảm phản ứng từ dư luận, nhưng lại phát sinh kinh phí xây dựng trạm mới khoảng 90 tỷ đồng, gây ách tắc giao thông quốc lộ và có thể ảnh hưởng đến các BOT khác.
Phương án ba, giữ nguyên vị trí trạm cũng như mức giá vé hiện tại. Bộ đánh giá phương án này khả thi về tài chính, đảm bảo chống ùn tắc và không phải bố trí ngân sách nhưng hiện còn vấp phải phản ứng từ người dân⭕ như thời gian qua.
Với phương án bốn, chuyển hẳn trạm thu phí BOT Cai Lậy về tuyến tránh. Ưu điểm phương án là được người dân đồng thuận, nhưng theo ước tính, nếu dời trạm v🥂ào tuyến tránh, Nhà nước phải dùng ngân sách bù khoảng 1.250 tỷ đồng.
Phương án năm là chuyển đổi hình thức hợp đồng, xóa bỏ trạm BOT Cai Lậy hiện nay, không thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và dùng vốn nhà nước thanh toán hàng năm cho nhà đầu tư tương ứng với doanh thu hợp đồng BOT đã ký. Thời gian hoàn trả tương ứng thời 💯gian th⛄ực hiện hợp đồng BOT (7 năm 7 tháng). Số tiền thanh toán có thể phát sinh lên hơn 2.000 tỷ đồng.
Video: Thanh Huyền
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Nhật, việc quyết định phương án trạm thu phí Cai Lậy sẽ có ảnh hưởng đến các dự án tương tự. Do đó, các phương án sẽ được xem xét thận trọng, tránh ảnh hưởng đến các dự án BOT khác cũng🐻 như môi trường đầu tư, đặc biệt là việc triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam sắp tới.
Cả nước hiện có 88 trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức BOT, trong đó Bộ Giao thông quản lý 74 trạm, UBND các tỉnh quản lý 14 trạm. Có 9 dự án đầu tư theo hì꧑nh thức BOT được triển khai trên nền đường cũ và đầu tư tuyến tránh tươ🤡ng tự như dự án BOT quốc lộ 1 Tiền Giang.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy nằm trong dự án BOT tuyến trá▨nh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới dài 12 km, xây mới 7 cầu, 🌳tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Phần sửa chữa quốc lộ 1 dài 26,5 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Trạm hoạt động từ ngày 1/8/2017, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm ꦜđặt sai vị tr🦩í nên chủ đầu tư phải liên tục thu, xả trạm nhiều lần. Bốn tháng sau, Thủ tướng quyết định dừng thu phí trạm BOT Cai Lậy chờ Bộ Giao thông Vận tải trình phương án giải quyết.
Hoàng Nam