Theo trang chủ Olympic Tokyo 2020, bó hoa trao tặng các VĐV đoạt giải gồm hoa tử đằng v൩à hải cẩu thuộc Quần đảo Solomon được trồng tại tỉnh Fukushima, hoa hướng dương từ tỉnh Miyagi, thu🌃ộc vùng Tohoku, phía Đông Bắc đảo Honshu, hoa Chi Long đởm (Gentiana) từ Miyagi và cây tỏi rừng (Aspidistra) từ Tokyo.
Tỉnh Fukushima bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất và sóng thần Tohoဣku năm 2011. Sau những thảm họa đó, một tổ chức phi lợi 💛nhuận đã được thành lập để trồng những bông hoa tử đằng và hải cẩu thuộc Quần đảo Solomon, như một cách để thúc đẩy sự phục hồi trong khu vực.
Tỉnh Miyagi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất và sóng thần năm đó. Những bông hoa hướng dương, vì thế, được ꧒lựa chọn để tưởng nhớ những trẻ em ở Miyagi ཧđã thiệt mạng vì thiên tai này. Mỗi năm, những cặp cha mẹ đã mất con trong thảm họa đó đều trồng hoa hướng dương trên một ngọn đồi trong tỉnh.
Trong khi đó, hoa Chi Long đởm có màu xanh, màu sắc giống với logo của kỳ Thế vận hội năm nay, còn Tokyo là thành phố tổ chức giải đấu. Đã có hơn 5.000 ꧂bó hoa chiến thắng được chuẩn bị cho Olympic và Paralympic tại Tokyo. Đây là lần đầu tiên kể từ London 2012, các VĐV được tặng hoa kèm huy chương chiến thắng tại một kỳ Thế vận hội.
Ban tổ chức Olympic Tokyo cũng cho biết, những tấm huy chương của giải được tái chế từ các thiết bị điện tử do người dân Nhật Bản quyên góp, và khuyên VĐV nên từ bỏ thói quen cắn huy chương. "Chúng tôi chỉ muốn chính thức xác nhận rằng các huy chương không thể ăn được! Các VĐV không nên cắn huy chương... nhưng chúng tôi biết các bạn vẫn sẽ cắn như thường", tài khoản Twitter của Olympic Tokyo đăng hôm 25/7.
Những tấm HC vàng tại các kỳ Thế vận hội hiện đại từ🌱 năm 1912 được làm chủ yếu từ bạc với tỷ lệ lên tới 92,5% và chỉ có một lớp vàng mỏng bao phủ bên ngoài hợp chất bạc. Các VĐV tham dự Olympic đều biết rõ HC vàng không được làm từ vàng nguyên chất. Dù vậy, họ vẫn giữ thói quen hôn hoặc cắn chúng mỗi khi lên nhận giải và chụp ảnh.
Hồng Duy tổng hợp