Bố mẹ ly dị từ khi tôi học hết lớp năm. Bố ở🍌 quê, không nghề nghiệp, không tu chí làm ăn. Mẹ là giáo viên. Bố hay ghen tuông, rượu chè và đánh mẹ. Vì vậy mẹ bỏ vì không thể chịu được nữa. Mẹ nói bố không làm ra tiền thì thôi không nói nhưng đánh mẹ thì không ꦦai chịu được. Tôi cũng muốn mẹ bỏ bố cho đỡ khổ. Nhưng mẹ bỏ được, còn phận con là tôi không bỏ được.
Tôi sống với mẹ đến khi trưởng thành, có công việc, gia đình riêng. Bố khi đã già hơn, có cháu cũng đỡ rượu chè hơn. Việc rượu chè không phải do bố nghiện rượu, mà sống một mình lại không công việc, tính cả nể, sống ở quê, là trưởng họ nên lúc nào trong họ có công việc đều đi, đám ma, đám cưới đi không sót buổi nào, kh🍌𓆏ông có tiền nhưng sĩ diện. Sàn nhà cũ hỏng bỏ đi, sau khi có điều kiện hơn, tôi đã xây nhà cho (nhà cấp bốn mới đẹp đủ tiện nghi sống một mình), đòi mua xe máy, tôi cũng mua cho. Nhưng bố rượu chè năm lần bảy lượt bị công an bắt do sử dụng xe máy khi có rượu bia trong người. Lần gần nhất là hơn một năm trước, bị phạt 7 triệu đồng và giữ bằng 23 tháng, tôi không lấy xe ra cho nữa, quá chán và mệt mỏi.
Cũng phải nói thêm bố tôi không hoàn toàn xấu. Suốt mùa dịch tôi nhờ, ông cũng ở Hà Nội trông con cho tôi đi làm, khi không rượu chè, người cũng bình thường, kiểu hiền nhưng cục tính. Tuy nhiên ông không biết làm ăn, ở quê không có nghề nghiệp cũng không biết làm gì, không chăm chỉ chịu khó... rảnh rỗi ai rủ đi ăn uống ở đâu là đi. Không có tiền nên hàng tháng xin tiền tôi. Tôi phải hỗ trợ từ nạp điện thoại, đóng tiền điện, ăn uống, tiền đi đám ma đám cưới, tiền sinh sống,... Sức khoẻ ông còn tốt, không ꦰgià quá nhưng cũng chẳ෴ng biết làm gì ra tiền. Tôi nói mãi cũng chán. Xe thì đòi mua xe đẹp, xe ga,... ngày xưa bảo mua cho bố đi làm ăn, nhưng cuối cùng chẳng làm được gì, chỉ có đi chơi thôi.
Là 🍸con thì không bỏ được bố, tôi vừa giận nhưng cũng thấꦡy thương vì già rồi sống một mình, không có con cái bên cạnh (chỉ có mình tôi, con một), dù thế nào cũng là bố của mình, nhưng nghĩ vẫn thấy buồn chán. Tôi đăng bài này lên chỉ mong những người cùng hoàn cảnh chia sẻ. Trân trọng cảm ơn.
Trần An