Chia sẻ xung quanh câu hỏi "có nên bỏ V-League 2020?", nhiều độc giả VnExpress cho rằng giải đấu vẫn nên tiếp tục diễn ra bình thường trên sân không khán giả thay vì tạm hoãn hoặc hủy bỏ:
Cầu thủ cũng cần thi đấu, hệ thống bộ máy xoay quanh bóng đá cũng﷽ cần vận hành. Cùng lắm là đá không khán giả một thời gian, nhưng bù lại có truyền hình trực tiếp cũng tốt. V-League cũng chỉ có 26 vòng, nếu đá tối đa, một tháng, cầu thủ có thể đá sáu vòng không vấn đề gì. Việc cần làm bây giờ là thương lượng để cắt giảm chi phí cho CLB, cụ thể, các cầu thủ và BHL nên tự giác giảm lương là ổn thỏa.
Vậy nếu các CLB, các cầu thủ tuân thủ các biện pháp chống dịch tốt thì lý do gì để nghỉ? Hoạt độꦜng thể thao là món ăn tinh thần, cũng chỉ là một phần của xã hội, còn bao lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khác nữa, liệu có dừng hết được hay không? Vấn đề là mọi người ý thức, tuân thủ kỷ luật là ổn thỏa.
Để cá🔥c cầu thủ thi đấu thì có r𒈔ất nhiều biện pháp kiểm soát. Chẳng hạn, chúng ta tập trung các đội rồi chia nhóm, sau đó giám sát kiểm tra bước đầu, ổn thỏa thì cho các CLB đá chéo. Cứ tổ chức từng đợt thì cũng xong thôi. Không gì là không thể, chịu khó nghĩ cách cũng sẽ có thôi.
Chống dịch là ý thức của từng cá nhân và tập thể, cái đó đã có bộ phận chuyên môn dùng các biện pháp phòng chống dịch. Nên để giải diễn ra với khán đài không khán giả, vì cầu thủ cũng phải thi đấu, thể𓆉 thao nâng cao ꦰtinh thần và sức khỏe. Mặt khác, không thi đấu sẽ ảnh hưởng tới chuyên môn, nếu giải vô địch quốc gia không tổ chức, đội tuyển sa sút, thất bại, tôi nghĩ nhiều người lại đăng đàn chê bai cầu thủ.
Việc các cầu thủ đá bóng không phải là nguyên nhân làm dịch lây lan vì chỉ có 22 con người, vốn dĩ khỏe mạnh sinh hoạt điều độ và nếu có ý thức thì sẽ không tiếp xúc với người từ nướcܫ ngoài mới về Việt Nam. Nhất là khi thi đấu không có khán giả thì sao phải lo? Chống dịch nhưng cái gì ít ảnh hưởng thì cứ diễn ra bình thường để hạn chế ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và xã hội.
Bạn không xem thì cũng phải để ngườ♌i khác xem qua truyền hình. Cầu thủ không đá sẽ sa sút. Nếu cần ta làm xét nghiệm trước trận cho cầu thủ. Không có gì là không làm đượꦑc. Tôi tin cầu thủ họ cũng muốn được làm nghề.
Châu Âu họ hoãn khi số ca nhiễm của nước họ ít nhất hàng nghìn người. Họ không đá vì không muốn khán giả đến sân làm lây lan, chứ cầu thủ thì đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, mà cũng chỉ có 22 cꦐon người, vốn đều khỏe mạnh không bệnh tật.
Cứ để giải diễn ra và tìm giải pháp đàm phán với các nhà tài trợ, tăng quảng cáo trên nhiều kênh khác hoặc cộng dồn vào những mùa 😼giải sau... Nếu không thể trì hoãn, chúng ta hãy thay đổi cách làm việc chứ không thể ngồi yên.
Tuy nhiên, không ít ý kiến lại cho rằng V-League nên tạm hoãn vì việc hủy bỏ hay tiếp tục tổ chức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt:
Hủy bỏ một giải đấu khi mới bắt đầuꦚ hai v♈òng thì sẽ biến V-League thành một giải đấu nghiệp dư. Nếu phải tiếp tục hoãn thì có thể tính đến phương án kéo dài mùa bóng sang năm 2021. Thi đấu không khán giả sẽ khó thở với nhà tài trợ, còn nếu hủy thì thành con nợ của nhà tài trợ.
Tổ chức một trận bóng đá phải huy động biết bao nhiêu người: nào là banꦑ tổ chức, chủ sân, lực lượng công an, cấp cứu... cộng thêm khán giả bị hạn chế đến sân sẽ làm giảm nguồn thu cho CLB. Trong thời điểm cả nước đang gồng mình chống dịch như thế này, hoãn đến khi dịch được kiểm soát tốt là điều sáng suốt.
Trường hợp dịch kéo dài thì phải tính đến phương án tiếp tục vì nếu dừng vô thời hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống các cầu thủ, duy trì phong độ, thể lực, cảm giác, được thi đấu, cọ xát, nâng cao chuyên môn... Xa hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến các đội tuyển qu🌃ốc gia khi tập trung chuẩn bị cho các chiến dịch lớn. Có lẽ, khi qua thời điểm được coi là đỉnh dịch, giải có thể tiến hành không có khán giả. Các trận đấu có thể kém đi sự hấp dẫn không khi cuồng nhiệt... Các fan chấp nhận xem qua các phương tiện truyền thông và thể hiện tình yêu bóng đá theo cách của mình. Mong sao mọi nỗ lực sẽ sớm chiến thắng dịch Covid-19 và những sân bóng đầy ắp khán giả sẽ trở lại trong thời gian sớm nhất.
Bản thân tôi là chơi nghiệp dư, nhưng nếu không chơi một thời gian sẽ rất lâu, hàng năm để lấy lại phong độ. Dịch có lẽ 1-2 tháng sau sẽ hết, trong khi giải đá đến c𒁃uối năm. Dù đá 5-7 trận cuối giải cũng được, chỉ mong hết dịch để cầu thủ được sớm ra sân. Đừng bao giờ dùng từ bỏ, hãy suy nghĩ là tạm hoãn.
Hoãn giải là phương án hợp lý. Lạc quan thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong 2-3 tháng nữa, vẫn có thể sắp xếp. Mọi người nói hủy có vẻ dễ dàng, vì các bạn đâu có bỏ hàng chục, có khi h𒆙àng trăm tỷ để đầu tư bóng꧂ đá. Cầu thủ nghỉ đá vẫn sẽ có lương, còn nhà đầu tư và nhà tài trợ thì sao?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bỏ, hoãn, không bỏ giải, trong đó có cả yếu tố kinh tế và chính trị. Mong rằng lãnh đạo VPF sẽ lựa chọn được phương án tốt nhất, an toàn cho sức khỏe của🔴 cầu thủ, ban huấn luyện dù có phải hy sinh ít hay nhiều về kinh tế. Điều đáng lo ngại là việc tập trung đông người để tổ chức giải và việc đi lại chủ yếu bằng máy bay của các đội bóng vì hiện nơi phát hiện ca nhiễm nhiều nhất là các sân bay.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Việt Thành tổng hợp