Tổng thống Joe Biden ngày 11/3 tuyên bố Mỹ và các đồng minh NATO, G7, EU sẽ bãi♋ bỏ quy chế tối huệ quốc ꦡvới Nga do chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Đối xử tối huệ quốc (MFN) là nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đó một thành viên phải dành sự đối xử như nhau cho mọi thành viên WTO khác, không phân biệt nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển. Việc bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga mở đường♎ cho Mỹ và các đồng minh áp đặt thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa của Nga.
Tổng thống Mỹ gọi đây là "cú đánh bồi mạnh mẽ vào nền kinh tế Nga", vốn đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt tài chính toàn diện mà phương Tây đã áp đặt với Moskva hai tuần qua. Mỹ và các đồng minh phương Tây đã loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, ngăn Moskv💮a tiếp cạn các công nghệ tiên tiến và đưa nhiềuಌ tài phiệt, quan chức Nga vào danh sách cấm vận.
Phương𒀰 Tây "đang xích lại gần nhau để chống lại ông Putin", Tổng thống Biden nói trong bài phát biểu tại Nhà Trắng.
Trước những lời kêu gọi hỗ trợ quân sự liên tiếp từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, động thái mới của Mỹ và đồng minh cho thấy Tổng thống Biden vẫn có ý định tiếp tục sử dụng vũ khí tài chính để giáng đòn vào Nga, thay vì cung cấp tiêm kích cho Kiev hay lập vùng cấm bay, điều có thể dẫn đến xung đột trực tiếp với Moskva, theo bình luận viên David J. Lynch của Washington Post.
Sau hàng loạt lệnh cấm vận của phương Tây, nền kinh tế Nga sẽ sụt giảm ít nhất 15% trong năm nay, theo dự báo của Viện Tài chính Quốc tế, một hiệp hội các ngân hàng toàn cầu. Nhà Trắng hôm 11/3 cho biết𒁏 thành quả 30 năm hội nhập của Nga với nền kinh tế toàn cầu đã "tan thành mây khói" ch𓂃ỉ trong vài tuần.
"Không thể phủ nhận r💦ằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga và điều quan trọng cần nhớ là chúng sẽ được duy🎐 trì trong một thời gian , ngay cả khi xung đột ở Ukraine kết thúc", Daniel Tannebaum, người phụ trách về các biện pháp trừng phạt của công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman ở Mỹ, nói. "Vẫn còn nhiều đòn bẩy chưa được sử dụng".
Tổng thống Mỹ cần được Hạ viện thông qua để bãi bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga, chấm dứt "quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn". Những thay đổi của châu Âu cũng cần được quốc hội từng nước phê duyệt. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói Hạ viện sẽ trình dự luật 🅺vào tuần tới để chính thức hóa quyết định này của Tổng thống Biden.
Ông chủ Nhà Trắng cũng cho biết các đồng minh sẽ tìm cách ngăn Nga tiếp cận nguồn tiền từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), biꦇện pháp mà ông cho là nhằm buộc Tổng thống Putin "phải trả giá".
Động thái mới của phương Tây sẽ tiếp tục gia tăng "chiến dịch gây áp lực tối đa" với Nga, dù chúng không nghiêm trọng bằng những biện pháp đã được áp đặt trước đó, như lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga của Mỹ, theo Elina Ribakova, phó nhóm chuyên gia kinh tế của Viện Tài chính T☂oàn cầu.
Trong một động thái mang tính biểu tượng hơn, Mỹ có kế hoạch cấm nhập khẩu hải sản và rượu của Nga, với tổng giá trị 550 triệu USD vào năm ngoái. Ông Biden cũng dự định cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ của Mỹ tới Nga, vốn đượ♏c nhiều tài phiệt Nga ưa chuộng.
Mỹ đã ngừng mua các sản phẩm dầu mỏ và năng lượng của Nga, chiếm khoảng 60% trong số 26 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Nga vào năm 2021. Tuy nhiên, thông báo bỏ quy chế tối huệ quốc của chính quyền ông Biden sẽ có tác động hạn chế với những đơn đặt hàng tương lai của Mỹ với các công ty Nga, theo Ed Gresser,🃏 từng là người đứng đầu đơn vị nghiên cứu kinh tế của Cơ quan🏅 Đại diện Thương mại Mỹ.
Đó là bởi sự thay đổi chính sách này, nếu được quốc hội phê duyệt, sẽ khôi phục thuế nhập khẩu được quy định trong Đạo🍌 luật Thuế qu🎀an Smoot-Hawley năm 1930. Đạo luật sẽ áp đặt mức thuế cao với hàng hóa sản xuất ở Nga, nhưng hầu như không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu, nhằm mang lợi lợi ích cho các chủ nhà máy Mỹ.
"Nga là một nꦅền kinh tế lớn khá phức tạp, là nhà xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiênജ", Gresser nói.
Đối với một số sản phẩm quan trọng, như kim loại hiếm palladium được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất ôtô, thuế quan vẫn sẽ ở mức 0, theo Gresser. Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu khác như g꧅ỗ dán từng được miễn thuế khi nhập vào Mỹ giờ đây có thể bị áp thuế nhập khẩu 30%.
Trong khi đó, châu Âu có thể gây tổn thất nhiều hơn cho Nga. Thương mại hai chiều giữa EU và Nga lên tới khoảng 281 tỷ USಌD mỗi năm, gấp 10 lần thương mại Mỹ - Nga.
Câu hỏi quan trọng là EU sẽ xử lý thuế quan của các sản phẩm năng lượng Nga như thế nào sau khi bỏ quy chế tối huệ quốc với nước này. Đầu tuần này, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành liên minh, công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 lưꦏợng khí đốt nhập từ Nga trong năm nay.
Nga cung cấp khoảng 40% nguồn cung khí đốt của EU. Đức, Ba Lan, Phần Lan và Hungary phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Nga, trong khi Áo và Cộng hòa Czech nhập khẩu hoàn toàn khí🌱 đốt từ nước này.
"Nga không thể hy vọng vẫn được hưởng đặc🌼 quyền của trật tự kinh tế quốc tế, trong khi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen nói ngày🥂 11/3.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga. Đồng ruble đã mất gần một nửa giá trị, thị trường chứng khoán bị đóng cửa hơn một tuần và các tập đoàn nước ngoài đồng loạt rút khỏi Nga.
Khi nền kinh tế Nga đối mặt nguy cơ suy thoái, Tổng thống Putin đã bắt đầu lên tiếng về việc áp đặt biện pháp đáp trả. Ngày 10/3, ông Putin ủng hộ đề xuất quốc hữu hóa tài sản của các tập đoàn nước ngoài đã rời thị trường Nga kể từ khi xung đột bắt đầu. Ít nhất 350 tập đoàn đa quốc gia đã từ bỏ hoặc đóng băng hoạt động ở Nga, theo thống kê của Jeffrey Sonnenfeld, ꦑgiáo sư Trường Quản lý Đại 🧜học Yale.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định "cú đánh bồi" củaꦯ Mỹ và đồng minh có thể gây ra nhiều hệ lụy với chính phương Tây và nền thương mại toàn cầu🎶.
Sau một loạt biện pháp trừng ꧙phạt Nga, nền kinh tế Mỹ cũng đang hứng chịu nhiều tổn thất, khi giá xăng tăng lên mức kỷ lục 4,23 USD/gallon trong tuần này, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát vốn đã cao nhất trong 40 năm qua. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Đại học Michigan công bố ngày 11/3 đã giảm từ 62,8 xuống 59,7, khi người Mỹ ngày càng lo lắng 💖về tương lai.
Ngay cả một số người ủng hộ loạt đòn trừng ꦫphạt tài chính nhắm vào Nga cũng tỏ ra lo ngại chúng có thể thúc đẩy sự đổ vỡ của bộ quy tắc thương mại toànಌ cầu, trong đó quy định các nước cấm áp thuế quan trừng phạt.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019 từng dọa á꧒p một loạt thuế với hàng hóa Mexico để buộc chính phủ nước này xử lý làn sóng người nhập cư vào 🍰Mỹ, nhưng cuối cùng đã phải từ bỏ ý tưởng đó.
Chad Bown,𓃲 một nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói quyết định trừng phạt Nga bằng việc bỏ quy chế tối huệ quốc của phương Tây có thể tạo ra một tiền lệ đáng tiếc trong xử lý các tranh chấp thương mại thông thường trên thế giới.
"Trong hoàn cảnh hiện nay, quyế🀅t định đó với Nga có thể không👍 gây vấn đề gì. Chỉ là trong tương lai, nó có thể khiến những động thái tương tự được đưa ra dễ dàng hơn", Bown nói.
Thanh Tâm (Theo Washington Post)