Thống kê được ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đưa ra ngày 11/8, ghi nhận bò sữa mắc tiêu chảy tăng hơn 350 con so với ngày trước♊ đó. Đến nay, hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng có 4.495 c꧙on nhiễm bệnh; 209 con chết.
Theo người dân, bò sữa của họ trị giá mỗi con 40-60 triệu đồng xuất hi✃ện triệu chứng tiêu chảy sau 7-10 ngày tiêm vaccine viêm da nổi cục. Những con khác (chủ yếu là bê) không tiêm, sức khỏe bình thường.
Ông Võ Đình Hiệp, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, cho biết khi chưa tiêm vaccine viêm da nổi cục, đàn bò của gia đình vẫn khỏe mạnh, vắt sữa đều đặn hàng ngày nhưng sꦓau khi tiêm thì bò bắt đầu biếng ăn và đến ngày thứ 5 xuất hiệu triệu chứng sốt, tiêu chảy.
Sở N⛦ông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng bước đầu nhận định bò mắc bệnh tiêu chảy có thể do thời tiết ở hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng mưa to suốt nhiều tuần khiến môi trường ẩm ướt, kết hợp với s🧸ức đề kháng của bò giảm sau khi tiêm vaccine đã tạo cơ hội cho vi sinh vật tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa.
Cục Thúy y và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng tổ chức điều tra dị♛ch tễ, mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm; mẫu vaccine để kiểm định tìm nguyên nhân gây bệnh. Phác đồ điều trị tiêu chảy cho đàn bò cũng đã được ban bố, trong đó khuyến cáo người nuôi dùng các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, trợ tim, trợ lực Vitamin C, tiêm Vitamin tổng hợp để bổ sung cho bò, 🎃bê đã được tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục hoặc các vaccine khác trước đó.
Nhà chức trách yêu cầu người dân không đ🐬ược bán, vận chuyển, giết mổ bò mắc bệnh, chết. Tiêu hủy bò chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y, không được vứt xác ra môi trường.
𒁃Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết ngay khi có thông tin hàng nghìn con bò sữa chết bất thường, Bộ đã cử đoàn công tác của Cục Thú y vào Lâm Đồng, tiến hành lấy mẫu, giải trình tự gen để kiểm tra nguyên nhân.
"Hôm qua thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát ওtriển nông thôn tôi đã kh♍ẳng định tiêm vaccine có sự ảnh hưởng", ông Tiến nói.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng cho rà soát các giải pháp, cho phân loại đàn bò để có giải pháp chữa trị phù hợp. Đồng thời tập trung toàn bộ nhân lực, vật tư từ các nơi để c🦂ứu đàn bò. Vꦐiệc dùng dịch truyền, bổ trợ, kháng sinh, hóa chất như nào sẽ có phác đồ tới từng con bò một.
Theo ông Tiến, nhiều con bò bị ảnh hưởng đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Cơ quan chức năng cũng đang tiến hành theo dõi đàn bò vùng lân cận nhằm tránh phát sinh lây nhiễm. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp v𝓀à Phát triển nông thôn nói mức lây nhiễm chỉ ở một giới hạn nhất định không như dịch lở mồm long móng do nhiều con không tiêm vaccine không có dấu hiệu bị ảnh hưởng.
Bộ cũng yêu cầu các cơ quan và địa phương nhanh chóng triển khai giải pháp cứu chữa đàn bò bị tiêu chảy, hạn chế thiệt hại, cũng như tránh bệnh lan rộng. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng được yêu cầu sớm xác địnܫh nguyên nhân chính gây bệnh, làm cơ sở đền bù hoặc hỗ trợ cho người dân.
Viêm da nổi cục trên trâu bò là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu truyền qua vết côn trùng đốt, không lây nhiễm trên người.💃 Tháng trước, tỉnh Lâm Đồng triển khai tiêm 𒉰miễn phí vaccine cho hơn 30.000 trâu, bò, trong đó có 10.000 bò sữa. Hiện tỉnh Lâm Đồng dừng tiêm loại vaccine này.
Trường Hà - Khánh Hương - Việt An