Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình hiện có 10 máy chạy thận, chỉ đủ để lọc máu cho 20 người một ngày. Sau tai biến 18 người chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, khoa Thận nhân tạo bệnh viện này phải dừng hoạt động để phục vụ điều tra nguyên nhân sự cố. 126 bệnh n🏅hân đang chạy thận chu kỳ tại bệnh viện tỉnh phải chuyển về Hà Nội lọc máu tiếp tục. Chỉ một số ít bệnh nhân nặng được bệnh viện đa khoa thành phố 🍬tiếp nhận vì không đủ máy.
Trước tình hình này, Bộ Y tế quyết định hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình thêm 10 máy chạy thận nữa để có thể điều trị tại chỗ cho nhiều bệnh nhân hơn. Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế ꦚHòa Bình chuẩn bị nhân lực bác sĩ, điều dưỡng để khám, điều trị và vận hành khi có máy hỗ trợ. Bệnh viện chuẩn bị phòng đặt máy, hệ thống nước, giường bệnh để đảm bảo cho bệnh nhân. Bệnh viện Bạch Mai được yêu cầu tư vấn chuyên môn và điều động y bác sĩ hỗ trợ bệnh viện thành phố Hòa Bình.
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong;10 người được chuyển về Bệnh viện Bạ💞ch Mai ngay trong đêm, hiện sức khỏe đã hồi phục, xuất viện sáng 8/6.
Trong thời gian khoa Thận 𒊎nhân tạo phải dừng hoạt động để phục vụ điều tra n🌠guyên nhân tai biến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hàng ngày bố trí 2 chuyến xe đưa đón hơn 100 bệnh nhân cần lọc thận theo chu kỳ về các bệnh viện tại🐷 Hà Nội chạy thận.
Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra. Kết luận ban đầu của Hội đồng chuyên môn tỉnh là nhiều khả năng do hệ thống nước chạy thận. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương bị tạm đình chỉ công tác cùng 2 cán bộ bệnh viện. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến.
Nam Phương - Lê Phương