Thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2019 đến nay đã tăng trưởng nhanh, đang ngày càng trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng trưởng "nóng" cũng🅠 khiến kênh này tiềm ẩn rủi ro.
Theo số liệu từ Bộꦓ Tài chính, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong 7 tháng đầu năm nay là 280.640 tỷ đồng, tương đương c🅰ùng kỳ năm trước. Trong đó, các tổ chức tín dụng chiếm 37% tổng khối lượng phát hành, doanh nghiệp bất động sản chiếm gần 32%, xây dựng chiếm gần 9%.
Nếu như trong quý I, doanh nghiệp bất động🐎 sản và xây dựng là nhóm phát hành mạnh nhất chiếm lần lượt 51% 🐓và gần 19% thì sang quý II, các doanh nghiệp bất động sản chiếm hơn 15% và nhóm xây dựng chưa đến 0,5%.
Sau những động thái chấn chỉnh của cơ quan quản lý, trên thị trường có hiện tượng các doanh nghiệp mua lại trước 🎐hạn 62.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm. Hoạt động mua lại tập trung chủ yếu vào quý II (đạt 49.100 tỷ). Tính đến cuối tháng 7, khối lượng mua lại là hơn 86.550 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính), cho biết, nhà đầu tư tài chính mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên thị trường sơ cấp là các tổ chức tín dụng (mua 46%), công ty chứng khoán (mua 22%), các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua 10%. Tuy nhiên, theo thống kê trên thị trường thứ cấp, sau khi mua trái phiếu, các công ty chứng khoán chủ yếu bán lại cho nhà đầu tư cá nhân khiến lượng nắm giữ của cá nhân tăng lên 🥂hơn 32%.
Thị trường được đánh giá vẫn còn nhiều rủi ro. Một số doanh nghiệp đẩy mức lãi suất phát hành trái phiếu lên cao để huy động vốn dù tình hình tài chính còn yếu. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cố tình vi phạm để trở tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhành nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo pháp luật dân sự.
Một số tổ chức cung cấp dịch vụ chưa tuân thủ quy định, hợp thức hóa hồ sơ chào bán hoặc chào mời không đúng đối tượng. Rủi ro lớꦚn nhất trên thị trường hiện nay là từ các nhà đầu tư cá nhân thiếu khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của trái phiếu nhưng vẫn tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp.
Trên các mạng xã hội, hội nhóm gần đây đã xuất hiện hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính mời chào người dân mua trái phiếu doanh nghiệp như một hình thức gửi tiết kiệm. Môi giới chào mời hỗ trợ lách luật để cá nhân không chuyên trở thành nhà đầu tư 🀅chuyên nghiệp với mức phí 2-3 triệu đồng. Bên cạnh đó, cùng với việc lãi suất có xu hướng tăng cao, việc huy động của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn nên họ nâng lãi suất trái phiếu để huy động vốn, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.
Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ tham vấn ý kiến các chuyên gia, các thành viên thị trường xây dựng và trình 𝓰Chính phủ sửa Nghị định số 153 về phát hà💙nh trái phiếu doanh nghiệp.
Cơ quan này khuyến nghị nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riên♕g lẻ cần thận trọng, tìm hiểu quy định và năng lực, hi🌜ệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nắm rõ rủi ro trước khi đầu tư.
Trong đó, nhà đầu tư phải rất cẩn trọng với các hình thức chào mời thông qua việc ký kết "Hợp đồng đầu tư trái phiếu" với các tổ chức như công ty chứng khoán, ngân hàng, doanh nghiệp khác theo hình thức thỏa 𓂃thuận dân sự. Ở hình thức này, nhà đầu tư không được coi là chủ sở hữu trái phiếu hoặc theo các hình thức đầu tư khác không rõ ràng, có thể bị mất tiền và không được pháp luật bảo vệ.
Mọi hành vi "lách" các quy định để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu, có thể mất toàn bộ tiền đầu tư mà còn vi phạm pháp luật. Ông Dương cho biết cơ quan quản lý🍰 nhà nước sẽ kiểm tra để xử lý nghiêm những hànওh vi này.
Quỳnh Trang