Những dựꦛ án bị bỏ hoang khiến nhiều nhà đâu tư buốt ruột. |
Bài học này được rút ra từ thực tế là trong đợt giảm giá mạnh của thị trường lần này, thì nhóm những dự án có mức giảm mạnh nhất thuộc về những dự án bán dưới dạng hợp đồng góp vốn, vay vốn, những dự án chưa giải phóng xong mặt bằng... Còn những dự ꦆán đã hoàn thành xong nhà, mức độ giảm 💃giá ít hơn nhiều ngoại trừ một số trường hợp chủ nhà cần tiền nên buộc phải bán rẻ.
Đơn cử, dự án Thanh 👍Hà -Cienco5 (Hà Đông) một thời được xếp vào dạng hàng "hot" do được giới đầu tư rất quan tâm. Thời điểm đó, quan điểm nhiều nhà đầu tư cho rằng, dự án Thanh Hà có đầy đủ các yếu tố tốt để giúp giới đầu tư “làm giá” do vị trí tốt, giá gốc trên hợp đồng thấp, lượng vốn góp ít... Cũng chính vì có sự tiếp sức của giới đầu tư, đầu năm 2011, giá đất tại dự án này đã liên tục có những đợt "sốt nóng". Chỉ trong 1-2 tháng, giá đất tăng vọt từ mức 24-25 triệu đồng/m2 lên mức hơn 40 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu khó khăn, nhiều nhà đầu tư chịu áp lực về tài chính đã buộc phải phá giá, bán tháo khiến cho giá liền kề, biệt thự tại dự án này đã lao dốc mạnh. Thời điểm hiện tại, giá đất tại dự án này chỉ còn 21-22 triệu đồng/m2. Điều đáng nói, mặc ಞdù giá bán đã giảm quá nửa nhưng vẫn không thể thanh khoản được.
Cùng cảnh chợ chiều như dự án Thanh Hà, còn có hàng loạt các dự án khác𒐪 như dự án An Thịnh 6, Kim Chung - Di Trạch, Nam 32 thuộc huyện Hoài Đức hay cụm dự án khu vực Mê Linh cũng có mức giảm mạnh trung bình 30-50% so với thời điểm cuối năm 2010.
Chị Hoài Hương (nhà đầu tư) cho biết, giữa năm ngoái chị bỏ hơn 3 tỷ đồng để mua 2 lô đất dự án Hoàng Vân (Mê Linh). Lúc đó, mỗi m2 dự án được chào bán mức giá 18 -22 triệu đồn🅺g/m2. Tuy nhiên, hiện giá sau gần 1 năm đầu tư chỉ còn khoảng 12 triệu đồng/♏m2. Ngoài khoản lỗ do giá đất giảm, chị Hương vẫn còn đang phải oằn lưng trả nợ ngân hàng cho khoản vay hơn 1 tỷ đồng gần 1 năm qua. "Không chỉ 'buốt ruột' vì khoản lỗ mà việc dự án dậm chân tại chỗ trong thời gian dài lại càng khiến cho tôi ngao ngán. Tiền thì đã bỏ ra cả tỷ bạc mà nhà không thấy đâu, cả dự án chỉ toàn thấy cỏ. Cỏ mọc ngút đầu người chỉ béo bở cho mấy lũ bò thôi” chị Hương chia sẻ.
Còn chị Bích Liên - Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Hà Nội Mới (Hà Đông) cho biết, giá đất tại các dự án quanh khu vực quận Hà Đông đã có sự chên෴h lệch khá rõ ràng nhất là về mức độ giảm giá. Trong khi các khu đô thị mới như Văn Khê, Văn Phú, An Hưng giá nhà đất chỉ giả🔜m mức trung bình 7-10 triệu đồng/m2, thì những dự án hoang như Thanh Hà, Parkcity... giá giảm 15-20 triệu đồng/m2.
"Hiện tại, thị trường nếu có giao𒊎 dịch thì chỉ tập trung những dự án đã hoàn thiện và bàn giao nhà. Còn những dự án chưa giải phóng mặt bằng hay vẫn chỉ là bãi đất hoang thì gần như chết đứng từ gần 1 năm nay" chị Liên cho biết.
Theo các chuyên gia bất động sản, sở dĩ các dự án đã được bán khi chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý có mức giảm sâu là do nhà đầu tư và người mua nhà đã quay lưng 🍨với những dự án kiểu này. Nhất là trong bối cảnh thị trường “đóng băng”, giá đất các dự án đã hoàn chỉnh, đã và đang trong giai đoạn bàn giao nhà còn khó khăn trong việc tìm khách mua nữa là những dự án còn đang để hoang. Bởi chí ít bỏ tiền tỷ mua dự án đã hoàn thành khách hàng có thể đưa vào khai thác, sử dụng trong khi những dự án hoang không biết bao giờ mới trở thành hiện thực.
Có vẻ như việc mạo hiểm lướt sóng cùng với giới đầu tư đã khiến không ít các nhà đầu tư nhỏ lẻ, kém hiểu biết về thị trường, thích đầu tư theo kiểu phong trào đã nhanh chóng bị "sập bẫy". Chính vì vậy, thị trường đã xuất hiện xu hướng 😼chuyển dịch về hướng đầu tư an toàn do các nhà đầu tư lo ngại về sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản trước sự hạn hẹp về tín dụng.
Bài học về sự thua lỗ khi đầu tư bất động sản đã khiến🐟 nhiều nhà đầu tư sực tỉnh và h🐻iểu được nguyên tắc đầu tư an toàn vì vậy cơ hội trong lúc này sẽ chỉ dành cho những dự án có tính pháp lý tốt.
(Theo VnMedia)