Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết từ tháng 5, người bệnh được phát hiện bị viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống, có hội chứng thận hư và đợt ෴cấp suy thận mạn. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn và sản xuất ra các tự kháng thể một cách bất thường. Các tự kháng thể này tấn công các mô và cơ quan của cơ thể, bao gồm cả thận, dẫn đến viêm thận.
Người mắc bệnh này được bác sĩ chỉ định sinh thiết thận, thay huyཧết tương và điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Chuyên gia cho biết, đây là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị ổn định. Tuy nhiên, người bệnh không đồng ý điều trị mà về tự ý dùng các thuốc, thực phẩm chức năng. Các triệu chứng thu꧃yên giảm khiến cô gái nghĩ bệnh đã ổn định.
Gần đây, người bệnh thấy phù toàn thân, mệt mỏi nhiều, chóng mặt nên đi khám lại. Xét nghiệm cho thấy suy thận nặng, đặc biệt là thiếu máu rất nặng kèm hội chứng thận hư. Ngay trong đêm, người bệnhꦬ được truyền thêm khối hồng cầu, albumin và đặt ống thông tĩnh mạch để lọc máu cấp cứu. Bꦐác sĩ nhận định bệnh nhân tuổi còn trẻ, bệnh lại nặng, không được điều trị đúng ngay từ đầu khiến việc khám chữa gặp nhiều khó khăn.
Một thiếu nữ khác, bị viêm thận lupus, suy thận nặng, phải lọc máu cấp cứu, thay huyết𓆏 tương cách đây 7 năm. Sau đợt điều trị, sức khỏe ổn định, bỏ điều trị mà chuyển sang dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Một thời gian sau, cô bị phù toàn thân. Bác sĩ Thanh cho biết, khi vào viện khám, bệnh nhân suy thận nặng, phải chạy thận cấp cứu, sau đó có chỉ định phải chuyển sang chạy thận nhân tạo chu kỳ vì biến chứng suy thận giai đoạn cuối.
Viêm thận lupus là một biến chứng nghiêm trọng nhất do bệnh không thể khỏi được và thường tiến triển rất nhanh. Nhiều trường hợp trẻ tuổi bị viêm thận lupus không được điều trị ổn định, dẫn đến các biến chứng nặng. Có cô gái trẻ được chẩn đoán viêm thận lupus kèm hội chứng kháng phospholipide, dễ bị các biến chứng huyết khối gây tắc mạch máu. Cô không điều trị liên tục, chứng viêm thận lupus tiế﷽n triển, gây suy thận nặng và phù to, khó thở, viêm phổi nặng kèm tắc mạch chi trên, lọc máu cấp cứu song tiến triển nặng dần, phải thở máy.
Viêm thận lupus (Lupus nephritis), còn gọi là viêm cầu thận lupus, thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ. Biểu hiện lâm sàng là đau các khớp nhỏ ở hai tay, nổi ban hình cánh bướm ở mặt, rụng tóc, hoặc bị nhạy cảm với ánh nắng. Các biểu hiện của biến chứng thận như sưng phù ở mí mắt, mắt cá chân và bàn chân, nặng hơn thì phù toàn thân. Một số triệu chứng khác gồm nước tiểu có máu, tăng huyết áp, tăng cân do phù. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể không biểu hiện lâm sàng rõ ràng, phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán, nên ⭕bệnh dễ bị bỏ qua.
Một phần ba số người bị lupus ban đỏ có biến chứng viêm thận. Hiện chưa rõ lý do chính xác của các rối loạn tự miễn dịch trong lupus nhưng trong số các nguyên nhân được đề cập đến, yếu tố di truyền đóng vai trò nổi bật nhất. Ngoài ra, hormone sinh dục nữ (như estrogen) cũng đóng vai trò quan trọng, giải thích lý do lupus hay gặp ở nữ (tỷ lệ cao gấp 10 lần so với naꦫm giới) trong độ tuổi sinh đẻ.
Bác sĩ Thanh nhấn mạnh, viêm thận lupus là một biến chứng nghiêm trọng nhất do bệnh kh𒅌ông thể khỏi được và thường tiến triển rất nhanh. Người bệnh phải điều trị bằng các thuốc nhóm corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch suốt đời, bệnh có thể ổn định và giảm các đợt tiến triển cấ💟p tính. Phụ nữ có thể mang thai và sinh con nếu bệnh được điều trị ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi đã ổn định thường không tái khám, khiến bệnh tái phát và trở nặng.
Nhiều kỹ thuật điều trị hiện đại đã được áp dụng như thay huyết tương (Plasma exchange), lọc huyết tương (Plasmapheresis), lọc máu cấp cứu hỗ trợ, truyền thuốc corticoid tĩnh mạch liều cao, và các thuốc ức chế miễn dịch (đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch) k🍎hác được chỉ định tùy thuộc thể bệnh, tình trạng bệnh.
Để ngăn ngừa viêm thận lupus diễ🌱n tiến nặng, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị sớ꧅m, thăm khám định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.