Chiều 30/11, tại hội nghị tổng kết công tác ngoại giao vaꦯccine, Bộ trưởng Sơn cho biết, ban đầu việc này đứng trước nhiều thách thức do khan hiếm vaccine toàn cầu; sản xuất, phân phối, mua bán vaccine có quy định pജhức tạp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã có hơn 130 cuộc điện đà💧m, tiếp xúc, trao đổi; gửi hơn 100 thư tới lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, tập đoàn để tiếp cận, vận động.
Tháng 4/2021, Việt Nam mới có 320.000 liều vaccine viện trợ của COVAX, nhưng 6 tháng sau đã tiếp nhận 97 triệu liều. Hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thܫổ, tổ chức quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã hỗ trợ thiết bị y tế trị giá 80 triệu USD. Việt Nam cũng kịp thời nhập các loại thuốc điều trị Covid-19 mới nhất.
Việt Nam thúc đẩy tập đoàn AstraZeneca đầu tư 90 triệu USD phát triển dược phẩm. WHO tuyên bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine công nghệ mRNA cho 5 nước, trong đó c🌜ó Việt Nam.
"Chiến dịch ngoại giao vaccine được triển khai quyết liệt, thần tốc, thành công vượt kỳ vọng", ông Sơn nói và khẳng định việc này đã giúp "xoay chuyển tình thế, đưa Việt Nam thành mộtജ trong số ít nước đi sau về trước tiêm vaccine". Nhờ bao phủ vaccine diện rộng, đất nưಞớc đã chuyển chiến lược từ ứng phó sang thích ứng an toàn sớm nhất khu vực. Đây là điều kiện tiên quyết để cả nước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Từ nước có tỷ lệ tiêm thấp nhất khu vực, Việt Nam đã tốc độ t🌟iêm và tỷ lệ bao phủ vaccine cao hàng đầu thế giới, theo Bộ trưởng Ngoại giao.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng cho biết, Mỹ đã viện trợ Việt Nam hơn 40 triệu liều vaccine, lớn nhất trong số các nước được Mỹ viện trợ và nhiều nhất trong số các nước viện trợ cho Việt Nam. "Quan trọng hơn, viện trợ vaccine của Mỹ đúng vào thời điểm chúng ta rất cần, vào lúc độ phủ vaccin🍌e đang rất thấp và tình hình diễn biến phức tạp", ông Dũng chia sẻ.
Mỹ cũng viện trợ Việt Nam 111 tủ bảo quản vaccine, hệ thống máy thở, cung cấp oxy, thiết bị y tế, xét🎉 nghiệm.🌄..
Trung Quốc đã viện trợ Việt Nam khoảng 79 triệu USD, trong đó có 7,3 triệu liều vaccine (trị giá 70 triệu USD); thiết bị, vật tư🍒 y tế trị giá 9 triệu USD, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai chia sẻ. Ngoài ra, Việt Nam mua 45 triệu liều vaccine, trong đó 25 t🐼riệu liều do doanh nghiệp mua; Chính phủ mua 20 triệu liều với giá ưu đãi.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam đã kiểm soát được Covid-19. Ông chia sẻ, thời điểm ban đầu Việt Nam khó khăn bởi có tiền, chấp nhận chịu mọi rủi ro nhưng vẫn không có vaccine, do ཧtiếp cận không bình đẳng. Kết quả tiêm vaccine đến nay "là thành công lớn", nhờ đưa ra chiến lược kịp thời với ba thành tố chính là quỹ vaccine, ngoại giao vaccine, chiến dịch tiêm ch♌ủng.
Công tác chỉ đạo và các giải pháp đưa ra quyết đoán. "Tinh thần là không câu nệ, không ngại ngùng, miễn là có vaccine bằng mọi cách. Mọi biện pháp như mua, vay, mượn, ứng trước, ở đâu có vaccine cũng tiếp cận, không phân biệt châu l▨ục, địa bàn, chế độ chính trị", theo Thủ tướng.
Sự tâm huyết của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cùng tình cảm của bạn bè quốc tế cũng góp ph💟ần vào thành công nêu trên. "Có những nước đề nghị giữ kín thông tin việc hỗ trợ Việt Nam, bán vaccine với giá thấp hơn, phân phối vaccine nhiều hơn cho Việt Nam",🍸 Thủ tướng chia sẻ.
Một trong những bài học từ ngoại giao vaccine được người đứng đầu Chính phủ nêu ra là càng khó khăn càng phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì. Ông dẫn chứng, ban đầu có nhiều ý kiến khác nhau về mua vaccine như xuất xứ, giá. "Nhưng chúng ta vẫn xác định phải có vaccin𓃲e bằng mọi cách, mọi biện pháp, nếu chập chờn thì tình hình sẽ rất phức tạp", ông nói.
WHO dự báo đại dịch ch🅷ưa kết thúc và còn phức tạp, virus có thể biến đổi, hiệu lực vaccine giảm theo thời gian. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vaccine. "Chúng ta đã chuẩn bị kinh phí để tiếp tục mua vaccine và việc mua được cũng là nhờ ngoại giao vaccine", ông nói và chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao làm chủ công nghệ sản xuất vaccine.