Chất vấn Bộ trưởng Ngo🀅ại giao tại phiên họp Thường vụ Quốc hội chiều 18/3, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Phó đoàn Quảng Trị) nhắc lại vi phạm của nhiều lãnh đạo, cán bộ ngoại giao trong vụ chuyến bay giải cứu. "Phải chăng đây chỉ là tảng băng chìm? Tôi đề nghị Bộ trưởng nêu ý kiến về vấn đề này và những giải pháp để lấy lại hình ảnh của ngành ngoại giao trước nhân dân, bạn bè quốc tế", ông Thắng nói.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thừa nhận đây là "sự việc đau lòng" với ngành ngoại giao có truyền thố🃏ng gần 80 năm. Vụ án không chỉ gây đau xót cho ngành mà còn ảnh hưởng đến các cá nhân, gia đình người vi phạm. Sau sự việc, Bộ Ngoại giao đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm để đưa🔯 ra biện pháp phòng ngừa.
"Ngành ngoại gi🐬ao ở bên ngoài là ngành tác chiến độc lập nên nếu không giữ được bản lĩnh, phẩm chất đạo đức thì không làm được", ông nói.
The🌠o Bộ trưởng, sau sự cố, Bộ đã tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng và tư tưởng chính trị🔴 cho cán bộ, đề cao tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu; quán triệt tinh thần phụng sự, phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Bộ Ngoại giao cũng rà soát để hoàn thiện quy tr🎃ình làm việc, trọng tâm là công tác lãnh sự, bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trước thực trạng chế độ đãi ngộ dành cho cán ♋bộ ngoại giao ở nước ngoài vẫn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn do tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Sơn mong đại biểu ủng hộ để nâng chi phí sinh hoạt cho những cán bộ này, giúp họ có động lực và thể hiện tầm vóc của nền ngoại giao Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Cuối năm 2023, B🅘ộ Ngoại giao đã đề xuất sửa đổi một số điều tại Nghị định 08/2019 về một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, Bộ đề nghị mức sinh hoạt phí cơ sở lên 1.500 USD/người/tháng; con chưa thành niên đi theo được hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài bằng mức hỗ trợ của bố mẹ.
Báo cáo trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Bộ đã rà soát, cập nhật hơn 70 quy chế, quy trình cấp Bộ và hơn 100 ༒quy trình ♈quản lý nội bộ tại các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan đại diện. Các quy chế này tập trung ở các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, để có giải pháp phòng chống.
Bộ cũng xây dựng quy chế bổ nhiệm từ trưởng đại diện đến cán bộ của các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo tất cả cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh ﷽chính trị.
Vụ án chuyến bay giải cứu bị tòa án đánh 🌄giá là "đặc biệt nghiêm trọng". Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều cán bộ nhà nước đã nhũng nhiễu doanh ng🌄hiệp để tạo cơ chế xin - cho khi cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước. Một số bị cáo còn mặc cả về giá, đòi doanh nghiệp phải chi tiền mới cấp phép. Một số người thông đồng, câu kết để cùng thực hiện hành vi phạm tội rồi ăn chia tiền.
Trong 54 người bị xét xử có 21 cựu cán bộ của các bộ ngành, địa phương, chủ yếu vì tội Nhận hối lộ, với "kỷ lục" đưa nhận hối lộ 515 lần, tổng 165 tỷ đồng. Cấp sơ thẩm đã tuyên 4 án tù chung thân, 40 án tù có thời hạn và 10 án treo. Trong đó riêng Bộ Ngo🌼ại giaoꦅ có 13 người vướng lao lý.
Sơn Hà - Phạm Dự