Trong phiên chấܫt vấn của Quốc hội ngày 1/11, các đại biểu đã nêu nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động của ng🐷ành Công an, Khoa học & Công nghệ...
Cụ thể, bà Trần Kim Yến bày tỏ, vì yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, nhi💞ều người dân đồng tình khi chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, quá trình này đã xuất hiện "phiền toái tron▨g giao dịch khi sử dụng căn cước công dân".
"Vừa qua, Bộ Công an đã ban hành thông tư 33 để công bố mẫu căn cước công dân mới,♕ nhưng mẫu mới chỉ🍌 thay đổi tên cơ quan cấp do Bộ cơ cấu lại tổ chức mà vẫn chưa quan tâm để tháo gỡ, giảm sự phiền hà cho người dân. Xin được chuyển tâm tư này của cử tri đến với Bộ trưởng Tô Lâm", bà Yến nói.
Trả lời, Bộ trưở♊ng Tô Lâm cho biết, ngày 10/10, Bộ Công an ban hành Thông tư số 33 sửa đổi một số điều của Thông tư số 61 năm 2016, quy định mẫu thẻ căn cước công dân. Thông tư 33 này chỉ điều chỉnh về mẫu thẻ căn cước công dân chứ không điều chỉnh về quy trình, thủ tục cấp căn cước công dân. Chính vì vậy, nội dung thông tư không có quy định các vấn đề mà đại biểu đã nêu.
Theo Thượng tướng Tô Lâm, các quy định về quy trình, thời gian, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân có trong Thông tư số 07 năm 2016 và Nghị định số 137 nămཧ 2015 của Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện thông tư, Bộ Công an đã tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn giải quyết các vướng mắc để giảm phiền hà cho công dân, như việc cấp giấy xác nhận số CMND; giao cho cơ quan làm thủ tục cấp căn cước công dân có trách nhiệm xác minh nội dung thông tin cá nhân ghi trên sổ hộ khẩu chưa đúng với giấy tờ khác của công dân; giải quyết vướng mắc khi các giấy tờ của công dân không có ngày sinh, tháng sinh hoặc số CMND chưa đúng thì bổ sung...
Bộ trưởng Công an nói, đến nay qua 3 năm thực hiện công tác cấp căn cước công dân vẫn còn một số điểm cần phải điều chỉnh theo hướng cải cách hành chính. Tiếp thu ý kiến đại biểu, thời gian tới Bộ Công an sẽ sửa đổi thông tư🎃 số 07 và các thông tư hướng dẫn thực thi Luật căn cước công dân trong quý I năm 2019.
"Trong quá trình sửa đổi thông ꩵtư nêu trên thì Bộ Công an sẽ điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan đến cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân như ý kiến của đại biểu đã nêu", Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
"Khoa học đang hướng theo nguyên lý thị trường"
Nêu chất vấn với Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh, đại biểu Nguyễn Phi Thường nói lượng nghiên cứu công trình khoa học quốc tế của Việt Nam hiện bằng🐷 1/2 Thái Lan, 1/3 Malaysia và 1/5 Singapore. "Liệu chúng ta có đuổi kịp các nước hay không?", ông nói.
Lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ cho hay, trước đây khẩu hiệu của ngành là gắn với kinh tế - xã hội, nhưng "dù có gắn keo con voi mà không đủ công năng thì vẫn rời ra", nên gần đây Bộ thực hiện khẩu hiệu bám vào vấn đề thực sự của đời sống xã h🌳ội.
Khi chuyển hướng như vậy thì doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Trung ương, địa phương, Viện nghiên cứu và các trường đại học phải tập trung nâng cao năng lực của doanh nghiệp để họ có thể cạnh tranh thông qua "vũ khí" khoa học công nghệ; nhiều chính sách ban hành gần đ✃ây cũng tạo hành lang thu hút chuyên gia, từ đó phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh cũng như viện nghiên cứu đáp ứng yêu cầu, tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
"Tuy nhiên đúng như đại biꦦểu nhận xét, chúng ta vẫn thiếu các nhà khoa học đầu ngành", ông n💮ói.
Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ thông tin, hiện Việt Nam có nhà 7 nghiên cứu trên 10.000 dân, sắp tới là 11 nhà nghiên cứu trên 10.000 dân, lực lượng làm nghiên cứu trong khu vực doanh nghiệp cũng tăng lên nhiều. Với khu vực đại học, Bộ KHCN đã chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và các t⛦rường trọng điểm, tạo các doanh nghiệp khởi nghiệ♑p sáng tạo để đóng góp cho nền kinh tế.
"Khoa học công nghệ đang đi đúng hướng theo nguyên lý của thị trường, cổ động được cá🌊c nhà khoa học vào cuộc", Bộ trưởng nói.