Chiều 26/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình trước Quốc hội mꦉột số nội dung đại biểu quan tâm.
Về sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia ở một số địa phương, ông Nhạ cho biết, ngay sau khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, Bộ đ🍬ã báo cáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Công an xử lý. Hiện 11 cán bộ sai phạm đã bị xử lý (trong đó Hà Giang 2, Sơn La 6 và Hòa Bình 3), số học sinh liên quan là 151 (trong đó H🍸à Giang 114, Sơn La 29 và Lạng Sơn 8). Ngoài ra, công an đang trong quá trình điều tra, xử lý đối với bài thi trắc nghiệm của Sơn La và Hòa Bình.
Bộ Giáo dục đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân sai phạm. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, lãnh đạo địa phương theo phân cấp không làm tốt nhiệm vụ cũng phải chịu trách nhiệm. "Tinh thần sai là sửa và sửa nghiêm theo quy chế. Cá nhân tôi phản đối và kiên quyết c🎃hống tiêu cực", ông Nhạ nói.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, hiện Bộ đã rà soát toàn bộ quy trình kỹ thuật để bảo đảm g🍃iám sát chặt chẽ, khách quan đối với tất cả khâu của kỳ thi; sửa đổi, bổ sung Quy chế thi, quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, trường đại học, cán bộ làm công tác coi🔴 thi, chấm thi và chế tài xử lý người tham gia kỳ thi.
Bộ cũng sẽ tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, đảm bảo tính phân hóa hợp lý để đánh giá học lực của học sinh. Việc nội dung đề thi có một số câu quá khó cũng sẽ được khắc phục🔜 để đảm bảo đề thi phù hợp hơn với tính chất của💟 kỳ thi THPT quốc gia và thời gian làm bài của thí sinh.
Phương thức tổ chức chấm thi được Bộ cải tiến để tăng cường tính chính xác, khách quan, trung thực của kết quả th🍃i. Cụ thể, Bộ sẽ tổ chức chấm theo cụm, đảm nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm bài thi của thí sinh tỉnh mình. Công nghệ thông tin cũng sẽ được tăng cường ứng dụng trong quản lý thi.
"Tất cả các khâu sẽ được tăng cường thanh tra, giá🐬m sát chặt, đặc biệt là khâu chấm thi", Bộ trưởng nói.
Đề nghị địa phương không giảm biên chế giáo viên cơ học
Bộ trưởng Giáo dục cho biết Bộ chịu trách nhiệm về chất lượng, qu�𝓡�y chuẩn giáo viên và các chương trình đào tạo bồi dưỡng của các trường sư phạm. Tuy nhiên, việc sử dụng, tuyển dụng giáo viên lại do chính quyền địa phương quyết định.
"Tôi tha thiết đề nghị các lãnh đạo địa phương ưu tiên không giảm biên chế 🙈giáo viên một cách cơ học, như Thủ tướng đã chỉ đạo; đồng thời không dồn dịch các điểm trường một cách cơ học đưa tất cả vào những khu không đảm bảo điều kiện, dẫn tới các cháu bỏ học vì xa nhà, không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trường lớ𒆙p", ông Nhạ nói.
Theo Bộ trưởng, việc giảm biên chế giáo viên cơ học gây ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Về nguyên lý, đối với khối mầm non, tiểu học phải đủ giáo viên, đủ trường lớp cho học sinh. Bộ Giáo dụ🎉c đã làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác thống nhất định mức là 35 học sinh tiểu học, 45 học sinh THCS trên một lớp.
"Chúng tôi cũng đề nghị địa phương ưu tiên về giáo viên, Bộ Nội vụ tham mưu về chế độ chính sách. Bộ Gi💮áo dục không thể chịu trách nhiệm về chất lượng được nếu như thiếu hai điều kiện về biên chế giáo viên và trường lớp cơ sở vật chất", ông Nhạ nói.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu nhiều ꧑hạn chế trong giáo dụ𒐪c, trong đó có sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia. Ông cho rằng cần phân tích chính xác nguyên nhân gây các bất cập, thiếu sót để tìm ra mắt xích bị lỗi trong quá trình vận hành.
"Đơn cử như trong báo cáo thẩm tra của Quốc hội đánh giá quy trình thi THPT quốc gia chặt chẽ nhưng còn sơ hở trong bảo mật, vậy ai là người chịu trách nhiệm cho sơ hở này, hay lỗi do khách qu🅷an, quy trình. Chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới đề ra biện pháp khắc phục, lấy lại được lòng tin của người dân", ông Hiếu đề xuất.
Nhiều đại biểu cũng bà🔜y tỏ không đồng tình với việc giảm giáo viên một cách cơ học khiến nhiều địa phương th𝔍iếu, thừa cục bộ. Đại biểu Cao Đình Thưởng cho rằng không thể để nhồi nhét học sinh ở các thành phố, thị xã, và cũng không thể ghép điểm trường ở miền núi khiến các em đi học quá xa. Ông đề nghị Chính phủ nghiên cứu và có giải pháp khắc phục.
Năm 2018, cả nước có hơn 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Sau khi Bộ Giáo dục công bố điểm thi, dư luận bất ngờ khi Hà Giang꧋, Sơn La, Hòa Bình có số thí sinh đạt điểm giỏi tăng đột biến, trong khi đều là vùng trũng giáo dục. Tại Lạng Sơn, nhóm thí sinh tự do là cảnh sát cơ động có nhiều điểm khá giỏi.
Bộ Giáo dục sau đó thành lập 4 tổ công tớ༺i 4 địa phương xác minh dấu hiệu bất thường. Kết quả Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đều có dấu hiệu gi🌳an lận, công an đã khởi tố vụ án hình sự, bắt giam một số cán bộ. Tại Lạng Sơn, tổ công tác của Bộ Giáo dục chưa thấy có dấu hiệu bất thường, dù một số bài thi Ngữ văn tự luận đã bị hạ điểm.