Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời chất vấn. Ảnh: Anh Tuấn |
Trong phần chất vấn bằng văn bản, các kiến nghị của đại biểu tập trung vào các vấn đề: tình trạng giáo viên chưa đạt chuẩn, chương trình kiên cố hoá t💙rư🍸ờng học triển khai chậm, nạn dạy thêm học thêm, tình trạng gian lận để trúng tuyển đại học...
Theo ông Hiển, giáo viên chưa đạt chuẩn phân làm 4 loại: giáo viên trẻ, giáo viên cao tuổi, giáo viên không đủ sức khỏe và giáo viên vi phạm kỷ luật. Với mỗi loại giáo viên chưa đạt chuẩn, Bộ GD&ĐT sẽ có những giải pháp phù hợp. Ví dụ, giáo viên trẻ chưa đạt chuẩn sẽ cho đi bồi dưỡng. Với giáo viên già không còn k♍hả năng đi học nâng cao kiến thức sẽ cho về hưu sớm. Về chương trình kiên cố hoá trường học, ông Hiển thừa nhận có tình trạng chất lượn🦋g phòng học chưa đạt yêu cầu, tiến độ triển khai ở một số nơi còn chậm.
Về tình trạng thày cô thu tiền học thêm của chính học sinh mình giảng dạy chính khoá. Ông Hiển cho biết đ💟ây là vấn đề bức xúc của cử tri tại nhiều kỳ họp gần đây. Bộ GD&ĐT đã lên kế꧋ hoạch những biện pháp mạnh để xử lý.
Trong đợt rà soát vừa qua, có 90 trường hợp trúng tuyển giả, trong đó dùng giấy báo điểm giả có 68 trường hợp. "Xảy ra vụ việc này, trách nhiệm thuộc các địa phương không rà soát kỹ thí sinh trúng tuyển. Bộ GD&ĐT có lỗi do không thường xuyên đôn đốc. Mùa tuyển sinh này, Bộ yêu cầu tiến hành hậu kiểm kỹ, áp dụng công nghệ thông tin để rà soát thí sinh trúng tuyển. Với các trường 🌌hợp đã lọt lưới, kể cả đã ra trường cũng kiên quyết thu hồi bằng tốt nghiệp", Bộ trưởng GD&ĐT nói.
Ngay sau khi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển kết thúc phần giải trình bằng văn bản, đại biểu Nguyễn Thị Ánh Tuyết chất vấn: "Thời gian quá dài, nhưng tại sao chúng ta không khắc phục tình trạng chất lượng giáo viên thấp. Theo Bộ trưởng, việc chậm trễ này ảnh hưởng thế nào đến chất 🍷lượng giảng dạy? "Bộ GD&ĐT đang tiến hành rà soát và sẽ giải quyết dứt điểm", ông Hiển hứa.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng. |
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nêu thực trạng, chương trình sách giáo khoa hiện nay quá nhồi nhét, khiến các em không có thời gian vui chơi. Vừa qua, Liên hiệp KHKT Việt Nam có công trình nghiên cứu về chất lượng SGK, nhưng không🍒 thấy Bộ GD&ĐT tham gia. Ông Dũng chất vấn: "Nếu chương trình SGK hiện nay không đ🦩ạt thì Bộ GD&ĐT có xây dựng lại chương trình SGK không?".
Bộ trưởng Hiển cho rằng, thời gian qua, SGK chưa hẳn đã hoàn thiện nhưng có tiến bộ, học sinh đã thấy hứng thú hơn. không đồng tình với quan điểm cho rằng, tình trạng quá tải của học sinh là do chương trình SGK Bộ trưởng Hiển cho rằng, ở đây có vấn đề về chất lượng giáo viên, điều kiện trang thiết bị phục vụ SGK. "Tiếp thu ý kiến của đại biểu chúng tôi sẽ mời một số nhà khoa học để thẩm định lại chương trình SGK hiện nay. Còn ý kiến của đại biểu về sự tham gia của Liên hiệp KHKT Việ🀅t Nam chúng tôi rất hoan nghênh. Chúng tôi cảm thất rất may mắn và diễm phúc khi được Liên hiệp KHKT Việt Nam hợp tác", ông Hiển nhẹ nhàng.
Xung quanh tình trạng đề thi THPT🌌 phân ban đã xảy ra nhiều sai sót và liên tiếp tái diễn mà đại biểu Nguyễn Thị Hồng Khanh chất vấn, người đứng đầu ngành giáo dục thừa nhận, một số đề thi có câu hỏi quá nâng cao là không nên. "Bộ GD&ĐT xin nhận thiếu sót, chúng tôi đã phê bình, không xét thi đua, không mời ra đề những người tham gia ra đề những kỳ thì này".
Tiếp tục đề cập tới chương trình phân ban, đại biểu Hoàng Văn Xim yêu cầu Bộ trưởng đánh gi✤á hiệu quả của chương trình này. Ông Hiển cho biết, xu hướng phân ban tốt, nhiều nước đã làm và chúng ta cũng phải làm. Tuy nhiên, trong quá trình 🍸thực hiện cũng có nhiều bất cập. Bộ đã báo cáo Chính phủ và xin ý kiến điều chỉnh.
Vẫn với giọng 🦂khúc triết mạnh lạc, Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, dẫn ra việc một số địa phương ra quyết định khen thưởng giáo viên có thành tích chống lưu ban, bỏ học, và cho rằng, chính điều này gây bức xúc giáo viên vì tạo sức ép bắt họ phải chạy theo thành tích. Bộ trưởng Hiển thừa nhận, thời gian qua đúng là có một số tỉnh tỷ lệ✤ bỏ học cao nên UBND tỉnh đã ..."sốt ruột" ra văn bản này.
Nghị trường Quốc hội nóng hơn khi đại biểu Dương Trung Quốc nêu lên một vấn đề thời sự tại ở kỳ thi THPT vừa qua. Phao thi bán công khai, giao𝐆 tận nhà, kết thúc giờ thi phao vứt ngập trường học. Trong thời gian thi, nhiều Hội đồng thi người nhà thí sinh bắc thang ném phao cho con em, các giám thị thả lỏng cho thí sinh quay cóp.
"Chất lượng giáo dục đang🌊 thể hiện bằng điểm số bài thi. Nhưng có những thí sinh vì trung thực không cạnh tranh được với thí sinh quay cóp. Hiện tượng này đã kéo dài nhưng tại sao vẫn chưa giải quyết? Bộ trưởng hứa giải quyết dứt điểm vấn đề này thế nào trong các kỳ thi tới", ông Quốc gay gắt.
"Chúng tôi xin nhận thiếu sót là chưa có giải pháp chặn đứng nạn dùng phao. Nhưng năm nay, kỳ thi đã có nhiêù tiến bộ. Theo đánh giá của nhiều thày, cô cách ra đề thi đã vô hiệu hoá việc dùng ph🏅ao, giám thị cũng nghiêm khắc hơn. Nhiều học sinh đem phao nhưng không sử dụng được nên 🅠vứt ở cổng trường", ông Hiển nói.
Kể câu chuyện về việc đi tiếp xúc cử tri ở Bắc Ninh, đại biểu Vũ Th𒐪anh Lịch chất vấn: "Cử tri hỏi Luật Giáo dục có cấm giáo viên phát đơn đưa cho phụ huynh, bắt họ phải ký đơn xin cho con học thêm không. Đây có phải là chủ trương của Bộ không?"Bộ trưởng Hiển đáp: "Chúng tôi không chấp n༺hận vấn đề này. Đại biểu gửi địa chỉ cụ thể chúng tôi sẽ yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Ninh kỷ luật hiệu trưởng của trường học mà cử tri nêu".
Kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT còn 4 đại biểu đăng ký💙 chất vấn. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Than♉h yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời bằng văn bản.
Việt Anh