Núi lửa lần đầu phun trào sau 50 năm tr♐ên quần đảo Canary hôm 19/9, bắn dung nham lên cao hàng trăm mét, nhấn chìm các khu rừng trong biển lửa. Núi lửa phun cũng phá hủy hơn 100 ngôi nhà và khiến hàng nghìn người phải sơ tán.
Dòng dung nham đỏ rực tràn𝐆 qua khu vực dân cư thưa thớt tℱrên đảo La Palma, hòn đảo cực tây bắc của Canary, hướng về phía Đại Tây Dương. Giới chức lo ngại khi dung nham tương tác với nước biển có thể gây ra nhiều vụ nổ và phát tán khí độc.
"Hòn đảo ♌vẫn mở cửa", Bộ trưởng Du lịch Reyes Maroto nói với đài phát thanh Canal Sur hôm 20/9, chỉ vài giờ sau khi hơn 5.500 người, gồm hàng trăm du khách, phải sơ tán. Bà cũng gọi vụ phun trào là "m♌àn trình diễn tuyệt vời".
"Không có hạn chế nào 🧔về việc đến đảo. Ngược lại, chúng tôi đang truyền thông tin để du khách du biết họ có thể đến đảo và tận hưởng điều khác thường, tự mình khám phá", bà nói thêm. "Tây Ban Nha nên tận dụng tối đa điều này như một điểm thu hút để du khách có thể tận hưởng những gì thiên nhiên đã ban cho La Palma".
Phát biểu của Maroto lập tức bị Teodoro Garcia Egea, tổng thư ký đảng Nhân dân đối lập, chỉ trích. "Ai đó có thể xác nhận rằng Bộ trưởng đã nói như vậy trong khi hàng trăm người đang mất tất cả những gì họ có൲ không?", Egea đăng Twitter.
"Maroto đang cố biến một thảm họa thành điểm thu hút du khách khi hà♔ng nghìn người phải sơ tán", đảng cực hữu Vox đăng Twitter.
Nghị sĩ Ana Oramas cho rằng khi người dân phải sơ tán, 100 ngôi nhà cùng đồn🍃g ruộng bị phá hủy thì💛 đó không phải cảnh tượng để chiêm ngưỡng. "Đó là bi kịch. Điều chúng ta cần là chút thương cảm chứ không phải đùa cợt".
Khoảng 360 du khách đã được sơ t🍸án khỏi khu nghỉ dưỡng ở La Palma sau vụ phun trào và được đưa đến đảo Tenerife gần đó bằng thuyền▨. 180 du khách khác có thể được sơ tán khỏi La Palma cuối tuần này.
Huyền Lê (Theo Euronews, AFP)