Phát biểu tại Hội thảo "Hạnh ph🐎úc trong Giáo dục 2024" do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức, ngày 23/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường hạnh phúc trong giáo dục.
Theo Bộ trưởng Sơn, giáo dục hạnh phúc là nền tảng để phát triển cộng đồng hạnh phúc. Hiện nay, có nhiều thảo luận về mục tiêu và phươn💝g pháp giáo dục hướng tới hạnh phúc cho người học, giáo viên và phụ huynh.
"Điều tôi muốn nói tới ở đây là nhân tố nội tại, nhân tố chủ động của người học, cũng là n🔜hân tố🌺 cốt lõi và quyết định của hạnh phúc trong giáo dục. Đó chính là việc chủ thể người học tự biết tạo ra và biết cảm nhận, nhận biết về hạnh phúc trong quá trình học. Niềm vui lớn lao sẽ giúp họ gặt hái nhiều kết quả tốt hơn", Bộ trưởng chia sẻ.
10 yếu tố giúp hình thành trạng thái hạnh phúc cho người học
Bộ trưởng ไđưa ra 10 yếu tố giúp hình thành trạng thái này cho người học. Đầu꧋ tiên, cần giúp học sinh đặt mục tiêu học tập đúng đắn để có động cơ từ bên trong.
Thứ hai, học sinh cần tu dưỡng bản thân theo chuẩn mực để có cảm nhận đúng đắn về giá trị của hạnh phúc. Thứ ba, hướng dẫn học sinh tự giải quyết vấn đề trong học tập để tìm thấy hứng thú và khám phá thêm. ꦬThứ tư, người thân nên khuyến khích văn hóa đọc và tôn trọng sự khác biệt để phá𝓰t triển tư duy sáng tạo.
Thứ 𝔉năm, dạy học cá thể hóa giúp phát huy điểm mạnh của từng cá nhân để tìm thấy niềm vui riêng. Thứ sáu, học sinh nên lấy chính mình làm chuẩn đánh giá sự tiến bộ. Thứ bảy, người học nên có th💃ái độ đúng và sống trong sáng.
Yếu tố thứ tám🥂 là việc kết hợp lý thuyết với thực hành để gợi sự hứng thú. ⛄Thứ chín, người học cần chú trọng phát triển trí tuệ cảm xúc. Cuối cùng, sự lắng nghe và chia sẻ của giáo viên tạo sự hứng thú cho học sinh.
Xây dựng "trường học hạnh phúc"
Trong khuôn khổ hội thảo, bà Thái Hương, Nhà sáng lập Viện nghiên cứu giáo dục và phát triển nhân lực (EDI) và Hệ thống trường TH School chia sẻ khát vọng xây dựng TH School thành môi trường giáo dục hiện đại và nhân văn, với mục tiê♛u đưa trẻ em Việt Nam trở thành công dân toàn cầu, biết trân trọng văn hóa dân tộc.
S🤪au 8 năm thành lập, TH School đã ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật và là nơi con trẻ được phát triển tự do. Bà Thái Hương nhấn mạnh rằng TH School không chỉ là một mô hình mới mà còn là con đường góp phần đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam theo triết lý "trường học hạnh phúc".
Bà cũng nhấn mạnh tới vai trò của người giáo viên trong việc tạo ra những tiết họ🔯c hạnh phúc tại ngôi trường này. Đào tạo giáo viên là ưu tiên hàng đầu nhằm lan tỏa mô hình trường học hạnh phúc không chỉ tại TH School mà còn rộng rãi hơn.
Các diễn giả quốc tế tại hội thảo cung cấp góc nhìn sâu sắc v꧟ề tích hợp "hạnh phúc" vào mục tiêu cá nhân trong môi trường giáo dục và kinh nghiệm về giáo dục toàn diện - cá nhân hóa. Trong đó🐎, mô hình SPIRE giới thiệu 5 khía cạnh: sức khỏe tinh thần, thể chất, trí tuệ, mối quan hệ và cảm xúc. Các diễn giả giải thích từng khía cạnh qua các hội thảo chuyên đề nhằm giúp người tham dự hiểu rõ cách áp dụng mô hình này vào cuộc sống và giáo dục trẻ em.
Hội thảo "Hạnh phúc trong Giáo dục 2024" có sự tham gia với vai trò dꦇiễn giả của nhiều chuyên gia có tiếng trong nước và quốc tế. Chương trình gồm 4 phiên thảo luận. Nội dung chính là gợi mở những cách thức để đào tạo thế hệ gi🥀áo viên có năng lực kiến tạo tiết học hạnh phúc, cũng như hỗ trợ để cha mẹ trở thành những "giáo viên" tại nhà, từ đó góp phần đổi mới giáo dục và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.
Chiều 23/11 là phiên hội thảo dành cho phụ huynh, tập trung vào vai trò "giáo viên" của cha mẹ trong việc hỗ trợ con em phát triển tích cực thông qua các "tiết học hạnh phúc" tại nhà. Ngày 24/1ꩲ1, hội thảo tiếp tục với các phiên chia sẻ vಌà trao đổi phương pháp giảng dạy sáng tạo dành cho giáo viên và nhà quản lý giáo dục.
Hồng Liên