Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, tiến sĩ Nguyễn Quân, trò chuyện với VnExpress về kỳ vọng của Việt Nam tại Hội nghị Thượng định ꦫAn ninh hạt nhân vừa qua, cũng như những khó khăn trong 🌳chặng đường xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân. Ảnh: Quốc Lập. |
- Việc đào tạo cán bộ chuyên môn là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển điện hạt nhân, nhưng hiện vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực này.
- Sự lo ngại đó hoàn toàn chính đáng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, nhất là những người trực tiếp tham gia vào xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Trong khi việc đào tạo hiện còn gặp khó khăn, đội ngũ cán bộ chưa đông đảo, hầu hết họ được đào tạo ở các nước XHCN trước đây, cho nên kiến thức mới về kỹ thuật hạt nhân còn hạn chế. Một số cán bộ trẻ có năng lực trình độ cao còn đang trong quá trình đào 🐽tạo.
Chính phủ mới đây có phê duyệt chương trình đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân với kinh phí 2.000 tỷ đ🍸ồng, nhưng gặp vướng mắc là chưa có chính sách đãi ngộ với người đi học và với người sau này làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hạt n𝓰hân. Về vấn đề này Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề nghị Chính phủ sớm công bố chính sách ưu đãi này để các cán bộ trẻ yên tâm theo đuổi ngành hạt nhân – một ngành công nghệ cao nhưng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn.
Bên cạnh đó, việc tìm cán bộ trẻ đi đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân thật sự khó khăn. Lâu nay trong nước ít người theo học ngành hạt nhân, kể cả sinh viên du học tự túc cũng không theo học ngành này. Vì thế chúng ta phải huy động cán bộ từ nhiều lĩnh vực khác để đào tạo, đây là bất cập vì gần như chúng ta phải đào tạo lại từ đꦍầu.
Việt Nam cần chuyên gia 🔯giỏi và am hiểu để làm việc cùng cơ quan tư vấn, thiết kế và theo sát các tập đoàn năng lượng hạt nhân của Nga, Nhật trong quá trình khảo sát, x🌠ây dựng nhà máy. Đội ngũ chuyên gia cần có đủ năng lực để thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi về đầu tư, thẩm định thiết kế và giám sát quá trình xây dựng nhà máy của họ.
- Khi bắt tay vào xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, chúng ta đã tính toán như thế nào đến nguy cơ mất an ninh hạt nhân từ yếu tố con người?
- Có một số nguy cơ gây mất an toàn hạt nhân trên thế giới, trong đó có nguy cơ khách quan do thiên tai và con người. Tuy nhi🌱ên, nguy cơ lớn nhất gây mất an ninh hạt nhân là từ con người.
Hiện nay, nhiều quốc gia lo ngại về khả năng xảy ra những vụ tấn cô🥀ng chủ định vào các cơ sở hạ꧙t nhân, hoặc khi vật liệu hạt nhân rơi vào tay những phần tử khủng bố.
Đối với Việt Nam, c🦹on người cũng có thể là yếu tố tiềm tàng gây ra nguy cơ mất an toàn hạt nhân. Điều chúng ta phải ngăn chặn, phòng ngừa là sự bất cẩn, chủ quan, thiếu kỷ luật của những người phụ trách trong quá trình giám sát, xây dựng, vận hành các cơ sở hạt nhân, và vận chuyển, xử lý các vật liệu hạt nhân.
Để có thể đảm bảo an toàn hạt nhân trong thời gian tới, trước hết Việt Nam sẽ phải cẩn trọng trong các khâu lựa chọn địa điểm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Đối với con người, bên cạnh việc nghiêm túc xây dựng và thực thi những chế tài chặt chẽ phù hợp không có cáꦺch nào khác là chúng ta phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học, vận hành có trình độ cao, có tin🍨h thần kỷ luật cao nhất, và ý thức được trách nhiệm của mình đối với quốc gia và loài người.
Địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận. Ảnh: Sơn Ninh. |
- Hiện nay các công việc chuẩn bị cho việc khởi công nhà máy điện hạt nhân đang tiến triển như thế nào thưa ông?
- Nếu Chính phủ quan tâm đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ đạo quyết liệt và sớm công bố chính sách ưu đãi cũng như tập trung nguồn lực thì có thể hoàn thành được công tác chuẩn bị dự án điện hạt nhân như dự kiến. Nhưng hiện chúng tôi đang tính đến phương án lùi thời hạn khởi công bởi các yếu tố khách quan như khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, chắc chắn các đối tác Nga, Nhật Bản cũng gặp khó khăn nhấ🌳t định về tài chính.
Mặt khác, sự cố Fukushima đã ảnh hưởng lớn tới ngành điện hạt nhân toàn cầu, nhiều nước đã hủy bỏ chương trình điện hạt nhân của họ. Vì thế, chúng ta yêu 🦹cầu các đối tác phải nâng cao độ an toàn trong thiết kế và xây dựng nhà máy, kéo theo chi phí sẽ tăng lên và công việc chuẩn bị sẽ kéo dài hơn. Như vậy, việc khởi công nhà máy điện đầu tiên có thể sẽ chậm hơn một chút theo dự kiến ban đầu.
Tôi cho rằng có thể sẽ phải lùi tiến độ khởi công từ một đến hai năm, vì an toàn hạt nhân là yếu tố phải được 🍸đặt ưu tiên h﷽àng đầu.
- Sau hai nhà máy ở Ninh Thuận, tương lai của ngành điện hạt nhân Việt Nam sẽ như thế nào?
- V𝕴iệt Nam chưa có chủ trương tiếp tục xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ ba. Chỉ khi nào xây dựng và vận hành thành công hai nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuận một cách an toàn, có thể chúng ta mới nghĩ tới chuyện tìm đối tác hay có kế hoạch khác c♈ho nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
Hiện nay có thông tin trên mạng cho rằng Việt Nam có thể hợp tác với Hàn Quốc trong vấn đề này. Tôi khẳng định không hề có chuyện đó. Có thể đây là thông tin dự đoán của một số người v🐓ì trong chương trình hợp tác với Hàn Quốc, hai bên đã đồng ý hợp tác trong việc nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân, đồng thời sẽ xem xét dự án kiểm soát phóng xạ qua ⛎định vị vệ tinh.
Về dự án này, tại hội nghị thượng đỉnh hạt nhân toàn cầu hồi tháng ba, Việt Nam đã đồng ý về nguyên tắc với Hàn Quốc trong việc xem xét dự án thử nghiệm địnꦦh vị nguồn phóng xạ qua vệ tinh (RADLOT). Dự án này được sự ủng hộ và tài trợ của IAEA, sẽ🦩 giúp chúng ta định vị và kiểm soát được các nguồn phóng xạ được sử dụng, tàng trữ, và vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân diễn ra vừa qua, các nước đã tập trung bàn về vấn đề gì thưa Bộ trưởng?
- Nội dung Hội nghị chủ yếu thảo luận về các hành động, giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo an ninh hạt nhân, không chỉ trong lãnh thổ một nước, mà ở🍷 quy mô toàn cầu, nhằm ngăn chặn, phòng chống những hành vi buôn bán, vận chuyển vật liệu hạt nhân trái phép với những chế tài xử lý hình sự được quy định cụ thể, rõ ràng.
Hội nghị đã thống nhất được trong nhiều nội dung, liên quan đến việc hạn chế sử dụng nhiên liệu có hàm lượng uranium độ giàu cao, chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu độ giàu cao sang nhiên liệu độ giàu thấp; các chế tài được ꦡhình sự hóa nhằm ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vật liệu hạt nhân; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các nỗ lực đảm bảo an ninh hạt nhân.
- Việt Nam đến Hội nghị với kỳ vọng gì ?
- Việt Nam đến hội nghị♌ với mong muốn thể hiện sự đồng thuận về vấn đề an ninh hạt nhân toàn cầu. Việt Nam kỳ vọng cộng đồng quốc tế hiểu rõ Việt Nam phát triển điện hạt nhân là vì mục đích hòa bình.
Việt Nam đã thông báo với quốc tế những bước tiến mới trong vấn đề đảm bảo an ninh hạt nhân ở Việt Nam. Chúng ta đang tiến hành hoàn tất thủ tục cần thiết để gia nhập Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân vốn có hiệu lực từ năm 1987. Đây là công ước quốc tế đã được 145 quốc gia ꦆtham gia và nhiều quốc giaಌ đã phê chuẩn phần sửa đổi.
Việc tham gia côn༺g ước là để khẳng định sự cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc chống buôn lậu vật liệu hạt nhân, chống để vật liệu hạt nhân lọt vào tay các phần tử khủng bố, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ vật liệu hạt nhân trên phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên.
Thứ hai, Việt Nam đã hoàn thành ✨chương trình chuyển đổi n🌼hiên liệu hạt nhân có độ giàu cao (HEU) sang loại nhiên liệu hạt nhân có độ giàu thấp (LEU) để sử dụng trong lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt.
Cách đây hơn một tháng, Việt Nam đã𝔉 ký hiệp định với Liên bang Nga về việc vận chuyển trả lại Nga các thanh nhiên liệu hạt nhân có độ giàu cao đã qua sử dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, và chúng ta đã tái khởi động thành công lò nghiên cứu Đà Lạt với các thanh nhiên liệu cóღ độ giàu thấp (LEU) hoàn toàn do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện. Đây được coi là bước tiến quan trọng, vì nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia thuộc khối Đông Âu trước đây cũng thực hiện vấn đề này, nhưng chưa hoàn thành.
Hương Thu