Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời VnExpress về định hướng phát triển hạ tầng giao thông quốc gia theo mục tiêu được đề ra trong dự thảo Văn kiện Đại hộ𒊎i XIII.
- Là người đứng đầu ngành giao thông, ông nhìn nhận như thế nào về những việc làm được, chưa làm được của ngành trong nhiệm kỳ vừa qua?
- Nghị quyết Đại hội ꦆXII của Đảng (năm 2016) đã꧅ khẳng định chủ trương tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó nêu rõ "đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ với một số công trình hiện đại".
Những năm qua, công tác quản lý đầu tư, xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng꧑ giao thông có những chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2016-2020, chúng tôi đã hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng như các tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Bắc Giang - Lạng Sơn; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hải Phòng - Quảng Ninh, Hạ Long - Vꦇân Đồn; La Sơn - Túy Loan, Trung Lương - Mỹ Thuận với tổng số khoảng 468 km.
Nhiều quốc lộ trọng yếu, cầu lớn, hầm lớn, cảng biển được đầu tư, nâng cấp như cảng cửa ngõ Hải Phòng; cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, Thịnh Long, Hưng Hà; hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân; cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện, tuyến Lộ T🥀ẻ - Rạch Sỏi...
Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, tai nạn giao thông giảm liên tiếp trên cả 3 tiêu chí (số vụ, người chết và người bị thương). Giai đoạn 2016 - 2020, toàn quốc đã xảy ra 94.024 vụ tai nạn giao tꩲhông, làm 39.917 người chết, 77.477 người bị thương. So với nhiệm kỳ từ ꦏnăm 2011 -2015, giảm 70.085 vụ (-42%), giảm 90.628 người bị thương (-53%), số người chết giảm 9.372 người (-19%).
Bên cạnh kết quả rõ nét đã đạt được, tiến độ th𝄹i công tại một số dự án còn chậm, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị, đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành, còn một số hạng mục chưa hoàn thành trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tình hình an ninh, trật tự tại một số trạm thu phí BOT vẫn còn nhiều phức tạp, gây khó khăn꧑ trong công tác triển khai thu phí hoàn vốn các dự án...
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải còn tồn tại một số hạn chế; 🦋nhiều việc cần giải quyết trong xây dựng chính sách, nhất là hoàn thiện các nghị định, thông tư về xã hội hóa đầu🎶 tư kết cấu hạ tầng giao thông.
- Các dự án, công trình giao thông khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 còn ít so với yêu cầu, quy hoạch phát triển, trong đó việc hoàn thành 2.000 km đường bộ cao tốc chậm khoảng 2 năm so với mục tiêu đề ra. Xin Bộ trưởng cho biết lý do?
- Thời gian qua, chúng tôi đánh giá các dự án xây dựng công trình giao thông đã hoàn thành cơ bản đáp ứng tiến độ, đảm bảo yêu cầu chất lượng, công năng🍬 sử dụng theo yêu cầu thiết kế.
Tuy nhiên, do điều kiện nguồn lực ngân sách còn hạn chế, khả năng thu hút vốn xã hội hóa chưa nhiều nên một số mục tiêu quan trọng đặt ra tới năm 2020 chưa thực hiện được, như cả nước mới có khoảng 1.200 km đường cao tốc (kế hoạc༺h hoàn thành khoảng 2.000 km), tuyến đường sắt Bắc-Nam chưa hoàn thành cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, vẫn còn một số dự án bị chậm tiến độ, một số dự án khi đưa vào khai thác sử dụng có xuất hiện những khiếm khuyết ở một số hạng mục, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành..
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, đó là hoàn thiện các quy định pháp luật; hệ thống giám sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư cô▨ng; hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng các công trình...
- Hiện nay vận tải hàng hoá trong nước chủ yếu là đường bộ, chi phí logistics còn ở mức cao. Xin Bộ trưởng cho biết vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?
- Nguyên nhân chi phí đường bộ cao do sự cạnh tranh không lành mạnh, giao dịch chủ yếu qua trung gian, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải. Bên cạnh đó, chi💜 phí xăng dầu, phí cầu đường chiếm tỷ lệ còn cao trong chi phí vận tải đường bộ. Trong khi đó, các loại hình vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển có chi phí thấp, song thời gian vận chuy🦹ển kéo dài và chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ.
Toàn bộ hàng hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải đưa lên TP HCM xuất khẩu nên lãng phí, tốn kém chi phí vận chuyển. Chúng tôi đã tham mưu Chính phủ xây dựng một cảng biển nước sâu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được xây dựng tại khu vực Cửa Trần Đề (tỉ𒐪nh Sóc Trăng) cách bờ khoảng 16 km, hàng hóa được đưa từ đất liền ra cảng bằng cầu, khi đó tàu có trọng tải đến 100.000 tấn hoạt động được mà không cần nạo vét, tránh được tình trạng nước cạn.
Chúng tôi thấy rằng cần đầu tư hình thành mạng ไđường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, ga đường sắt, cảng thủy nội địa.
Đối với ngành đường sắt cần xây dựng các ga đầu mối hàng hóa, nâng cấp trang thiết bị xếp dỡ hiện đại cho các ga đầu mối vận chuyển hàng hóa như Yên Viên, Lạc Đạo, Bắc Hồng, Ngọc Hồi ở khu vực phía Bắc và ga Dĩ An, Trảng Bom, An Bình ở phía Nam. Bên cạnh đó, cần phát triển vận tải container trên các tuyến đường thủy nội địa thông qua việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị bốc xếp container tại các cảng thủy nội địa, phát triển phương tiện vận tải chuyên dụng.
- Định hướng phát triển hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2025 sẽ như thế nào, thưa ông?
- Dự thảo Văn kiện Đại 🅠hội XIII đề ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược ✤về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại. Tập trung đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số để khắc phục cơ bản những điểm nghẽn cho phát triển, tăng cường kết nối với khu vực và thế giới.
Chúng tôi sẽ tập trung phát triển mạng lưới 🍬đường bộ cao tốc, đầu tư, nâng cấp các cản🅠g hàng không, đặc biệt là cảng hàng không trọng điểm. Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển.
Ngành giao thông cũng sẽ triển khai xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ ♋cao Bắc - Nam; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến꧂ đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM để giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông đô thị.
Trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 tới đây, dự báo sẽ còn khó khăn về huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, Bộ Giao thông Vận tải xác định ưu tiên,💫 tập trung đầu tư các dự án như hoàn thiện đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn tới Cà Mau và tuyến đường Hồ Chí Minh, hoà🌌n thành giai đoạn một cảng hàng không quốc tế Long Thành, coi đây là các dự án tạo ra "đột phá", thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững của vùng, quốc gia.
- Để có kết cầu hạ tầng đồng bộ, Việt Nam sẽ cần nguồn lực rất lớn, vậy ngành giao thông sẽ huy động nguồn lực như thế nào?
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư phát tr🌸iển kết cấu hạ tầng là rất lớn, trong khi nguồn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, không đáp ứng nhu cầu.
Một trong các giải pháp để thực hiệnﷺ thành công các mục tiêu nêu trên, đã được nêu trong dự thảo Văn kiện là hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh hợp tác công - tư nhằm huy động nguồn lực xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công.
Để thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, cần thực hiện nhiều giải pháp, như sau: Cần có một chính sách pháp luật ổn định và hoàn chỉnh; lựa chọn các dự án đầu tư theo phương thức PPPꦑ cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm dự án khả thi về hiệu quả tài chính...
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án BOT trước đây sẽ có tác ♈động tích cực, tạo niềm tin, môi trường thuận lợi để tiếp tục thu ღhút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ rất quan tâm đến các cơ chế bảo lãnh (như bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng,...). Hiện nay, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã bao gồm các cơ chế về bảo lãnh doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ. Bộ Giao thông Vận tải🐭 sẽ phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tín dụng nước ngoài để triển khai đầu tư các dự án.