-
11h30
Quốc hội nghỉ trưa.
Còn 61 đại biểu đăng ký nhưng chưa được chất vấn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị những đại biểu này gửi câu hỏi bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên Môi trườnಞg.
Buổi chiều,🌊 Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh còn 30 phút trả lời chất vấn, từ 14h00 đến 14h30.
Ba đại biểu được Chủ tịch Quốc hội mời đặt câu hỏi để đầu giờ chiều Bộ trưởng Khánh trả lời. Trong đó đại biểu Tꦗạ Minh Tâm (tỉnh Tiền Giang) nêu thực trạng xả thải và tái sử dụng nước thải chưa tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Ông đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm với công tác quản lý nhà nước về thoát nước, xử lý nước thải và🔯 định hướng giải pháp trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Phó đoàn Bình Dương) đề nghị Bộ t❀rưởng Khánh cho biết cần cơ chế đặc thù nào về chi ngân sách nhà nước cho bꦆảo vệ môi trường, đầu tư các công trình trọng điểm bảo vệ môi trường.
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phátꦍ triển Nông thô🐼n Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Việt Hà đề nghị Bộ trưởng nêu trách nhiệm về phân cấp, phân quyền cho các địa 🧔phương trong bảo vệ an ninh nguồn nước.
-
11h25
Bộ trưởng Xây Dựng: Ngập úng ở đô thị rất phức tạp
Bộ trưởng Xây Dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết hiện nay tình trạng ngập úng đô thị "rất nghiêm trọng". Nguyên nhân xảy ra thực trạng này là do san lấp ao hồ tràn lan khiến bê tông hóa, khó thoát nước; biến đổi khí hậu, công tác quy hoạch, triển khai quy hoạch chưa đáp ứng 🍰được yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa tốt và rác thải bít đường thoát của nước.
"Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện quy định pháp luật liên quan �♌�thoát nước, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chúng tôi cũng tập trung hướng dẫn kiểm tra về quy hoạch, xử lý nước thải để hạn chế ngập úng ở đô thị", ông Nghị nói.
-
11h20
Tại sao nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép không qua đấu giá?
Đại biểu Trần Hữu Hậu (Phó tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam) nói Bộ Tài nguyên Môi trường đã cấp 441 giấy phép khai thác, nhưng chỉ có 10 khu vực thông qua đấu giá. UBND các tỉnh, thành phố cấ💙p khoảng 3.000 giấy phép, trong đó chỉ có 827 khu vực thông qua đấu giá. Giá sau đấu giá tăng 20-40 % so với mức khởi điểm. Ông đề nghị Bộ trưởng cho biết tại sao tỷ lệ khu vực cấp phép khai thác khoáng sản thông qua đấu giá lại thấp dù hiệu quả cao hơn?
"Một số doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ một số khu vực đã hoàn thành việc thăm dò nhưng chưa thể đưa vào khai thác. Chúng ta có thể đấu giá các mỏ nàyꦚ để huy động nguồn lực xã hội vào khai thácജ, góp phần phát huy hiệu quả tài nguyên khoảng sản cho phát triển đất nước không", ông Hậu chất vấn.
Bộ trưởng Đặng 🅷Quốc Khánh cho biết chính sách đấu giá các mỏ khoán sản đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng trách nhiệm cho chủ mỏ. Đến năm 2023, tổng số tiền thu được th🎶ông qua đấu giá là gần 55.900 tỷ đồng.
Tuy nܫhiêℱn, bất cập là tiền cấp quyền khai thác không được tính theo trữ lượng thực tế nên xảy ra nhiều biến động. "Nhiều mỏ khoáng sản không thể đánh giá trữ lượng tuyệt đối được, trong khi tiền cấp quyền được tính theo thăm dò địa chất, nên độ chính xác chỉ tương đối", ông Khánh nói.
Để tính toán tiền cấp quyền hợp lý, Bộ đang tham mưu sửa đổi tiền cấp quyền tính theo trữ lಌượng, nhưng được quyết toán thꦜeo khối lượng thực tế, tránh thất thoát. Việc này cũng đảm bảo các doanh nghiệp khi khai thác thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ.
Bộ trưởng lý giải 7 nội dung không qua đấu giá nhằm đảm bảo an ninh về năng lượng. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam được giao phụ trách♛ các mỏ than. Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ cấp phép theo Nghị định 158; các mỏ khoáng sản thiết yếu, quan trọng, chiếnಞ lược quốc gia thì không nằm trong số được đấu giá. "Có tình trạng nhiều 🐟mỏ cấp phép không qua đấu giá✃ theo quy định của Chính phủ", ông Khánh nói.
-
11h10
Xâm nhập mặn ngày càng cực đoan
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến 💦Tre) cho biết tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua nghiêm trọng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và ngày càng cực đoan. "Có người đề xuất nghiên cứu phương án đào kênh dẫn nước ngọt từ Đông Nam Bộ về đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng thấy sao?", bà đặt câu hỏi.
Bộ trưởng K♉hánh cho biết hiện nay việc xâm nhập mặn cùng với hiện tượng El Nilo, nắng nóng ngày càng cực đoan. Các bộ đã bàn bạc phương án chuyển dịch cơ cấu ngành để thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời tính đến "công trình, p🐭hi công trình", nghĩa là đồng bộ các công trình để giữ được nước ngọt.
Liên quan kênh dẫn nဣước ngọt, ông Khánh đề nghị đại biểu gửi đề xuất cụ thể bằng văn bản để Bộ nghiên cứu. "Do việc này liên quan nhiều yếu tố nên tôi chưa thể nói là dẫn được hay 💮không", ông Khánh trả lời.
-
10h50
Khắc phục tình trạng đánh bắt thủy sản 'tận diệt'
Thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức nêu thực trạng ngư dân bỏ biển, gác tàu thuyền lên bờ vì nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, đi biển thu không đủ🌺 chi. Việc này ảnh hưởng lớn đến đời sống của ngư dân và hoạt động quản lý vùng biển quốc gia. Ông đề nghị Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng𓂃 nêu giải pháp.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết quy hoạch thủyꦗ sản đã cố gắng chuyển dần từ đánh bắt tận diệt, quá mức sang đánh bắt hạn chế, mức độ vừa phải và đến nuôi biển. Bộ cũng đề nghị địa phương chuyển dịch theo hướng này, khi đánh bắt tuân thủ quy định, t꧟ạo nguồn lợi thủy sản sinh sôi, có thời gian tiếp tục phát triển, đảm bảo bền vững.
"Nếu đánh bắt t🎶ận diệt thì khi ra khơi nguồn lợi thủy hải sản cũng không còn, làm mất lợi nhuận và thu nhập và bà con cũng không đánh bắt nữa", ông nói.
-
10h45
Sẽ đánh giá sức chịu tải 11 lưu vực sông
Trả lời về giải cứu các dòng sông chết, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, đặc biệt là các sô🐭ng nội thành Hà Nội bị ô nhiễm chưa được cải thiện. Nguồn thải của Hà Nội vào sông Nhuệ - Đáy chiếm 65%, trong đó có khoảng 1.982 nguồn xả từ các cơ sở ở làng nghề; 1.662 nguồn xả từ cơ sở sản xuất kinh doanh, 39 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Bộ Tài nguyên Môi trường đã tăng💎 cường hệ thống qu☂an trắc môi trường trên sông Nhuệ - Đáy với 5 điểm quan trắc môi trường tự động, 42 điểm quan trắc định kỳ. Các điểm có nguy cơ xả thải lớn sẽ được quan trắc thuyền xuyên, kết nối dữ liệu online.
"Thời gian tới, Bộ sẽ đánh giá sức chịu tải của các dòng sông", ông Khánh nói, cho biết Bộ đa🍌ng kiểm tra đánh giá sức chịu tải 11 lưu vực sông.
Ông Khánh cho rằng việc thu gom, xử lý rác thải, tạo được dòng chảy cần có kế hoạch, sự vào cuộc của tất cả các địa phương. Chính quyền phải tuyên 🥀truyền, vận độಞng nhân dân, doanh nghiệp có ý thức tự giác vì "kiểm tra nhiều đến mấy cũng không thể hết.
-
10h40
Cần bao nhiêu thời gian để hồi sinh các dòng sông chết?
Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (tỉnh Lai Châu) đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. "Bộ trưởng có nói là cần thời gian, nhưng tôi lấy ví dụ Ủy ban lưu vực sông Nhuệ - Đấy đã hoạt động sang nhiệm kỳ thứ 5, nhưng tình trạng ô nhiễm không giảm. Xin Bộ trưởng cho biết cần bao nhiêu thời gian nữa? Phương hướng xử lý ô nhiễm tổng thể như thế nào", đại biểu Toàn c🌠hất vấn.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết thời gian qua Bộ Tài nguyên Môi trường đã phối hợp với Bộ Công an, các địa phư෴ơng, thanh tra, kiểm tra, xử phạt nhiều đơn vị vi phạm. Các dòng sông ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt, cụm công nghiệp, làng nghề. "Chúng tôi đã làm việc với các địa phương để tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, giám sát và sau đó có kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm vi phạm", ông Khán𒅌h nói.
Theo ông, khi kinh tế xã hộ𒁏i phát triển, nhu cầu dùng nước sẽ tăng lên. 50 năm qua, nhu cầu sử dụng nước của người dân đã tăng lên gấp ba lần. Nước thải sinh hoạt hiện cũng là hóa chất từ nước gội đầu, nước rửa chén bát, lau nhà cửa. Do đó phải xử lý nguồn thải, tạo dòng chảy để hòa tan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm trạm bơm cục bộ ở Bắc Hưng Hải để xử lý tình huống. Các cơ quan cũng đã xây dựng đề án nạo vét bùn, trầm tích lắng đọng ở dưới để tạo thêm dòng chảy.
"Bộ đang đề nghị Thủ tướng cho nghiên cứu đề án thí điểm cụ thể tại hai dòng sông Bắc Hưng Hải vꦯà Nhuệ - Đáy, đồng thời phối hợp với các địa phương để có lộ trình xử lý ô nhiễm các dòng sông", ông Khánh cho hay.
-
10h35
'Đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu'
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa nói nước thải đô thị, làng nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nước thải phát sinh🔥 nhưng tỷ lệ thu gom rất thấp. "Bộ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng nơi xả thải nhiều lại xử lý ít𝓀 và đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu ô nhiễm?", bà nói.
Bộ trưởng Khánh nhắc lại thực trạng sông Nhuệ, Đáy và các sông nội thành ở Hà Nội đang ô nhiễm, chưa được giải qu♊yết và Hà Nội chiếm 65% nguồn thải, trong khi Nam Định là cuối nguồn, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
"Cần sự vào cuộc của tất c🐷ả địaꦉ phương để cùng xử lý nguồn thải, tạo được dòng chảy; tuyên tꦉruyền vận động nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp cùng có trách nhiệm", ông Khánh nói, cho biết Bộ sẽ kiến nghị tăng đầu tư công v🐎ềജ thu gom, xử lý nước thải và hệ thống thủy lợi.
-
10h25
Chủ tịch tỉnh sẽ là thành viên tổ chức lưu vực sông
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Đào An Xuân (tỉnh Phú Yên) về cơ chế phối hợp quản lý lưu vực sông hiệu quả, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết từ 1/7, Luật Tài nguyên nước c🎃ó hiệu lực sẽ có nội dung Tổ chức lưu vực sông. Đây là tổ chức liên ngành do Thủ tướng thành lập, quyết định số lượng thành phần, cơ cấu tổ chức, bộ máy và𒉰 kinh phí hoạt động.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng đề án để thành lập Tổ chức lưu vực sông trình Thủ tướng. "Chúng tôi đang dự kiến nâng cao vai trò, t✤rách nhiệm của người đứng đầu. Chủ tịch UBND các tỉnh phải là thành viên của Tổ chức lưu vực sông này", ông Khánh nói, cho biết việc này nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ môi trường. Nếu để tình trạng xả thải không kiểm soát từ đầu nguồn nước thì các địa phương cuối lưu 🅷vực sẽ ảnh hưởng rất lớn.
-
10h20
Đã đấu giá được hơn 800 mỏ khoáng sản
Đại biểu Ma Thị Thúy (Phó đoàn Tuyên Quang) nói việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chế định rất quan trọng. "Thời gian qua việc này t💙hực hiện thế nào và định hướng hoàn thiện chế định này trong thời gian tới ra sao", bà Thúy đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết Bộ đang cố gắng thực hiện đấu giꦛá khai thác khoáng sản. Vừa qua, 837 khu vực đã được đấu giá, đảm bảo thu được nguồn lợi lớn cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên theo Nghị định 158, để đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh năng lượng, các mỏ khoảng sản như than, uranni, đá vôi, đá sét quy hoạch 🦄cho các dự án sản xuất xi măng, mỏ nước khoáng quy hoạch cho các dự án nghỉ dưỡng, du lịch... thì không đấu giá.
The🅰o ông Khánh, căn cứ tình hình thực tế, Bộ sẽ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chíꦯ đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản. Song song với đó, Bộ sẽ tham mưu xây dựng quy định ưu tiên nguồn lực để doanh nghiệp điều tra cơ bản về địa chất, khảo sát trữ lượng.