Bộ trưởng Trương Đình Tuyển tại sân bay Nội Bài sáng 15/10. Ảhh: T.T. |
Khoác trên mình chiếc áo lạnh màu nâu gụ, vị chỉ huy đàm phán đứng khiêm nhường ở một góc của sảnh chờ sân bay, tranh thủ hút điếu thuốc trước khi lên xe về nhà. Máy bay đã hạ cánh muộn gần 6 giờ so với dự kiến. Ông tươi cười trả lời VnExpress, d📖ù ꦍtrên gương mặt vẫn còn vẻ mệt mỏi sau chuyến đi dài.
- Vào giờ phút này, đã có thể nói câu chúc mừng thành công đàm phán được chưa, thưa Bộ trưởng?
- Cơ bản chúng ta đã đàm phán xong rồi, không còn nội dung gì cả. Từ thứ 2 (16/10), WTO sẽ chuyển toàn bộ cam kết của chúng ta tới các thành viên. Các nước có thời gian khoảng 1 tuần để rà soát, trước khi gặp lại vào phiên họp 25-26/10. Tại phiên họp tới, các văn kiện gia nhập của Việt Nam, bao gồm báo cáo Ban công tác, cam kết về dịch vụ và cam꧙ kết về hàng hoá, sẽ được hoàn thiện. Trong khoảng thời gian từ 6 đến 8/11, sẽ diễn ra lễ kết nạp.
Sau khi chúng ta đã ký vào văn kiện gia nhập, sẽ trình lên Quốc hội xem xét thông qua. Thường thì các đại biểu Quốc hội cần thời gian để nghiên cứu và cho ý kiến, khoảng 20 ngày. Theo lịchꦉ trình, phiên họp của Quốc hội sẽ kết thúc vào 5/12. Vì vậy, nhiệm vụ của đoàn đàm phán lúc này là tập trung xây dựng báo cáo để kịp trình Quốc hội, chậm nhất là vào 10-14/11, để Quốc hội thông qua trước khi kết thúc phiên họp.
- Vấn đề nào được cho là căng thẳng nhất trong phiên đàm phán đa phương tại Geneva vừa qua?
- Thực ra đợt làm việc này còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Và, nói là phiên họp đa phương, nhưng chúng ta phải làm việc trên cả 2 tuyến, đa phương và song phương với những đối tác quan tâm tới vấn đề đa phương. Thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu và bia là vấn đề căng🅷 thẳng nhất mà nhiều đối♛ tác quan tâm. Chúng ta mất rất nhiều thời gian cho vấn đề này.
Việt Nam muốn giành quyền đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo phần trăm và luỹ tiến theo độ cồn, độ cồn càng cao thuế suất càng cao. Nhưng có một vấn đề nảy sinh, đánh thuế luỹ tiến thì cùng một loại rượu sẽ phải á♒p các mức thuế khác nhau theo độ cồn. Điều này trái với quy định của GATT/WTO. Trong suốt mấy ngày đàm phán, không một nước nào chấp nhận để Việt Nam áp dụng cách đánh thuế đó.
Trên thực tiễn, có một số nước đã sử dụng nhưng bị kiện và đã thua. Cuối cùng chúng ta đành chấp nhận tuân thủ quy định chung, song giành quyền tự chủ lựa chọn hình thức đánh thuế, tương đối (đánh theo phần trăm) hay tuyệt đối (áp một mức tiền cụ thể với từng loại sản phẩm). Đồng th꧟ời, chúng ta cũng không cam kết thuế suất cụ thể. Nhiều nước muốn ta đánh thuế tuyệt đối, một số nước cũng muốn ta công khai thuế suất để họ còn lường trước kế hoạch xâm nhập thị trường. Nhưng chúng ta đã bác bỏ và họ cũng chấp nhận.
- Vấn đề quyền kinh doanh cho các đối tác thương mại nước ngoài đã được giải quyết như thế nào trong phiên đàm phán này?
- Quyền kinh doanh cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Việt Nam quyết giành cho được quyền kiểm soát, không muốn các nhà kinh doanh nước ngoài khống chế mạng phân phối. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo được sự tương thích giữa quyền kinh doanh với các cam kết về hệ thống phân phối, làm sao không làm yếu đi hệ thống phân phối của chúng ta. Đó là điều chúng ta đấu tranh để làm cho rõ. Và cuối cùng các đối tác đã chấp thuận bổ sung vào các văn bản rằng quyền kinh doanh trong bất cứ tình hình🗹 nào cũng không được hiểu là tự𓆉 động xâm nhập vào hệ thống phân phối. Chúng ta có quyền dùng quy định để hạn chế sự tiếp cận dưới bất cứ hình thức nào, đặc biệt là ở những mặt hàng nhạy cảm.
- Trước khi lên đường sang Geneva chỉ đạo đàm phán, ông có nghĩ mọi vấn đề sẽ được giải quyết xong xuôi trong phiên này?
- Tất🍸 nhiên khi đi quyết tâm rất cao. Nhưng đến ngày cuối cùng, tức 13/10, lại nảy sinh một vấn đề phức tạp, liên quan tới nội dung loại trừ trong dịch vụ vận tải biển (tức là sau này Việt Nam ký hiệp định vận tải với một nước nào đó, hiệp định sẽ không áp dụng đồng loạt cho các thành viên khác). Tháng 10/2004, chúng ta có một số cam kết với EU về dịch vụ vận tải biển và chúng ta muốn điều này không được áp dụng chung cho tất cả các thành viên khác trong WTO.
Một số thành viên kiện quyết yêu cầu Việt Nam bỏ quy định loại trừ này. Cuộc đấu tranh rất căng thẳng. Vào khoảng 3h chiều ngày 13/10, cuộc đàm phán tưởng chừng bị treo lại ở đó và chờ đến mấy hôm nữa mới bàn tiếp xem thế nào. Rất may là qua đấu tranh, thuyết phục, thậm chí với sự tham gia ở cấp cao, trên mức Bộ trưởng và cuối cùng thì đối tác chấp nhận. Đến 🌜tối hôm đó, mọi việc mới xong. Cuộc đàm phán kéo dài từ mùng 8 đến hết 13/10, chứ không phải đơn giản là giải quyết ngay trong phiên 9/10. Thực ra đến hôm 9/10, vẫn chưa xong được nội dung gì cả.
- Ông nghĩ gì về tuyên bố của mình cách đây một tháng, rằng Việt Nam không nhất thiết gia nhập trước APEC 2006?
- Nói chiến thuật cũng đúng. Nói đó là ý thật cũng đúng. Vì một số♓ nước đưa ra yêu cầu rất cao. Và thực tế là trong đợt vừa rồi chúng ta đã bác bỏ các yêu cầu đó. Chúng ta đã nói thẳng là không chấp nhận các yêu cầu vô lý. Tất nhiên, mỗi phiên đàm phán đều đạt đến một điểm nào đó mà cả hai bên đều cảm thấy chấp nhận được.
- Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu sớm công bố cam kết WTO. Vậy bao giờ các cam kết này sẽ được công khai?
- Bây giờ đàm phán đã xong, WTO đang dịch chuyển tài liệu, chúng ta cũng có thể công bố được rồi. Nhưng kể ra để cho chắc thì sau phiên họp 25-26/10 tới công bố là tốt nhất, nhằm tránh nguy cơ công bố hôm nay nhưng ngày mai lại phải sửa chữa. Tất nhiên, nếu có sữa chữa, cũng chỉ vài chữ thôi, vì đàm phán xong rồi, tới đây không ai có quyền thay đổi về nội dung, không được thay đổi cam kết và đưa thêm vấn đ🅘ề gì mới cả.
Song Linh