Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 12/6, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà giải thích về quy định mới trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đó là việc rác thải sẽ được thu gom theo khối lượng.
"Nguyên tắc quan trọng nhất trong dự luật là không thu tiền xử lý rác theo bình quân đầu người như trước đây, mà tính theo lượng rác. Ngư𝄹ời xả nhiều rác sẽ phải trả𒉰 nhiều tiền. Lượng rác có thể đo bằng khối lượng, thể tích", ông Hà nói.
Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, việc tính khối lượng rác không phải cân đong từng lần xả rác của người dân, mà các nước sản xuất bao bì đựng rác với màu sắc cho từng loại rác để tính thể tích. Tiền xử lý rác tính vào tiền mua bao bì. Người dân cà🦩ng xả nhiều rác thì càng phải mua nhiều bao bì loại này.
Tuy nhiên, dự thảo Luật chỉ quy định về nguyên tắc, sau đó Chính phủ sẽ ban hành văn bản hướng dẫn và các địa phương quy định cụ thể hóa để thực hiện chính sách này🅰.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận, nếu quy định trên được thông qua, việc thực thi sẽ gặp nhiều khó khăn. "Hànജ Quốc mất khoảng 10 năm mới thực hiện được chính sách này. Còn ở Việt Nam, muốn chính sách khả thi thì phải🌱 phù hợp với thực tế và có giải pháp đồng bộ từ người dân đến đơn vị thu gom, xử lý rác. Nếu người dân ủng hộ sẽ thành công", ông Hà nói.
Ông phân tích, khi áp dụng chính sách trên, người dân chỉ trả tiền (mua bao bì) cho những loại rác phải 🤪đầu tư để xử lý, còn với các sản phẩm như giấy, chai lọ, đồ nhựa... thì người dân không phải trả tiền. Qua đó xây dựng ý thức phân loại rác ở từng hộ dân.
Cơ quan chức năng sẽ tiến tới quy định doanh nghiệp p🌄hải cam kết trách nhiệm tái chế rác liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị. Người dân dùng xong sản phẩm, phân loại 🙈rác như chai lọ, đồ nhựa... để doanh nghiệp thu gom lại và sẽ được trả lại một phần chi phí đã tính vào giá thành sản phẩm lúc bán ra.
Các vi phạm về xả rác sẽ bị xử lý với quan điểm là "phạt thật nghiêm, tiền phạt đủ lớn để răn đe, không nhờn luật". Đồng thời, nhà chức trách sẽ tăng cường giáo dục người dân để nâng cao nhận thức. "Vứt rác không chỉ là vi phạm môi trường mà còn là hành vi mang tính chất văn hoá, chuꦜẩn mực đạo đức", ông Hà nêu quan điểm.
Về lo ngại nếu áp dụng chính sách trên, chi phí xử lý rác của người dân sẽ tăng lên, ông Hà nói Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, trên nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận tối thiểu để xã hội hóa, kêu gọ♈i các nhà đầu tư tham gia vào khâu vận chuyển, xử lý rác.
Về lâu dài, ông Hà cho rằng phải xác định rác là tài nguyên và cần xây dựng ng෴ành công nghiệp xử lý chất thải. Nhà đầu tư vào lĩnh vực này phải có năng lực, công nghệ và được đảm bảo có lợi nhuận.
Dự thảo Luật Môi trường (sửa đổi) khuyến khích hộ gia đình, cá nhân phân loại chất thải sinh hoạt thành 5 nhóm: Chất thải có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân huỷ;💧 chất th🌠ải nguy hại; chất thải cồng kềnh; chất thải rắn sinh hoạt thông thường.
Trong đó, kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính dựa trên khối lượng phát sinh. Hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý; phần còn lại ♓do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Hộ gia đình, cá nhân không phải trả phí với chất thải rắn có khả năng tái chế, chất thải nguy hại đượ🌳c phân loại theo quy định.
Kinh phí cho việc xử lý chất thải thực phẩm thấp hơn so với chất thải rắn sinh hoạt. Hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại cꦯhất thải không đúng quy định thì phải "trả phí xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt".
Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ hướng dẫn phương pháp ♔định giá việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Ngày 18/6, Quốc hội sẽ thảo luận ✱tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ môi ♔trường (sửa đổi).